-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987. IOM cung cấp những biện pháp ứng phó toàn diện cho các nhu cầu nhân đạo của người di cư, người lánh nạn trong nước, người di cư hồi hương và cộng đồng chủ nhà thông qua hỗ trợ nhân đạo trực tiếp, các hoạt động cộng đồng và những nỗ lực đa dạng khác. Tìm hiểu thêm về IOM tại Việt Nam.
IOM Toàn cầu
Với 175 nước thành viên, 8 nước quan sát viên, và văn phòng đặt tại hơn 100 quốc gia, IOM nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn, nhân đạo và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người, thông qua việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn cho các chính phủ và người di cư.
IOM hỗ trợ quản lý di cư an toàn và có trật tự nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế, tìm kiếm các giải pháp thiết thực cho các vấn đề di cư và cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho người di cư, bao gồm người tị nạn và người lánh nạn trong nước.
Hiến chương IOM thừa nhận mối liên hệ giữa di cư và sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá, cũng như quyền tự do đi lại.
IOM hoạt động trong 4 lĩnh vực chính về quản lý di cư:
- Di cư và phát triển
- Tạo điều kiện cho di cư
- Quy định về di cư
- Giải quyết vấn đề di cư cưỡng bức
Các hoạt động của IOM xuyên suốt các lĩnh vực này bao gồm việc thúc đẩy luật di cư quốc tế, tranh biện và hướng dẫn chính sách, bảo về quyền của người di cư, sức khoẻ di cư, và khía cạnh giới trong di cư.