-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc tăng cường chuẩn bị và ứng phó trong các Tình huống Y tế khẩn cấp cho lao động Việt Nam ở nước ngoài và người di cư
Thời gian thực hiện: Tháng 8 năm 2020 – Tháng 8 năm 2022
Địa điểm: Việt Nam
Nguồn tài trợ: Quỹ phát triển IOM
Đối tác thực hiện: Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình (Bộ Y tế), Nhóm công tác Quốc gia về Sức khỏe Người di cư, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), Cục Lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự và các viện nghiên cứu.
Mục tiêu dự án: Mục tiêu chung của dự án là góp phần tăng cường chuẩn bị và ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp một cách có hiệu quả của Chính phủ Việt Nam trong trong quá trình biến động dân cư.
Mô tả chung:
Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thông báo về sự bùng phát của căn bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (COVID-19) trở thành một đại dịch toàn cầu. Người di cư và công dân nước sở tại cùng phải đối mặt với các nguy cơ về sức khỏe từ COVID-19, tuy nhiên, đại dịch và các biện pháp phòng ngừa sự lây lan cũng như tác động của các biện pháp pháp hạn chế đi lại làm gia tăng tính dễ bị tổn thương của người di cư trong suốt quá trình di cư.
Bộ Y tế Việt Nam cam kết thực hiện Nghị quyết 70.15 về Tăng cường sức khỏe cho người tị nạn và người di cư. Nghị quyết này đã được Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) thông qua vào năm 2017. Chính phủ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ lãnh sự bảo vệ công dân Việt Nam trong các tình huống y tế khẩn cấp.
Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình (Bộ Y tế) với vai trò là cơ quan chủ trì đã phối hợp với IOM để thực hiện dự án với mục tiêu hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng chính sách và hướng dẫn để nâng cao sức khỏe cho người di cư Việt Nam trong các tình huống y tế khẩn cấp, đồng thời hỗ trợ người lao động di cư Việt Nam làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc và tại tỉnh Đài Loan, Trung Quốc.
Các hoạt động của dự án và tác động tích cực:
Các hoạt động chính của dự án bao gồm thực hiện một nghiên cứu về người lao động Việt Nam đang sống tại Nhật Bản và Hàn Quốc, người lao động hồi hương từ hai quốc gia này và từ tỉnh Đài Loan, Trung Quốc; xây dựng cuốn sổ tay với các vấn đề nhạy cảm về giới nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động di cư Việt Nam ở nước ngoài và tổ chức các hội thảo tập huấn cho các công ty tuyển dụng lao động về cách bảo vệ và hướng dẫn người lao động Việt Nam ở nước ngoài biết cách sử dụng cuốn sổ tay để tiếp cận các dịch vụ y tế, đặc biệt trong các tình huống y tế khẩn cấp.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp chính phủ Việt Nam và các bên liên quan thiết kế các biện pháp can thiệp dựa trên bằng chứng nhằm đảm bảo sức khỏe cho công dân Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài trong các tình huống y tế khẩn cấp theo tôn chỉ của Mục tiêu phát triển bền vững số 3: Đảm bảo sức khỏe và nâng cao phúc lợi cho mọi lứa tuổi. Dự án cũng góp phần xây dựng kế hoạch hành động quốc gia 10 năm về sức khỏe người di cư.