-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Nâng cao năng lực chuẩn bị và ứng phó với đại dịch COVID-19 tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam
Thời gian thực hiện: Tháng 8 năm 2021 – Tháng 1 năm 2022
Địa điểm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Tháp, An Giang, Tây Ninh
Nguồn tài trợ: Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)
Đối tác thực hiện: Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Sở Y tế các tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh và các cán bộ tuyến đầu tại cửa khẩu.
Mục tiêu: Góp phần kiểm soát hiệu quả sự lây lan của COVID-19 ở các khu vực biên giới bằng cách tăng cường năng lực cho các cán bộ tuyến đầu làm việc tại các cửa khẩu của Việt Nam.
Mô tả chung:
Trước khi dự án được triển khai, Việt Nam phải đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 lan rộng nhanh chóng khắp 36 tỉnh và thành phố, trong đó có ba thành phố lớn. Trong bối cảnh đó, số người vượt biên trái phép ngày càng gia tăng vào Việt Nam bằng đường bộ và đường biển từ các nước láng giềng, nơi mà dịch bệnh cũng đang hoành hành với số ca nhiễm COVID-19 tăng cao.
Theo Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cán bộ tuyến đầu tại cửa khẩu ở 5 tỉnh biên giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu trang thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) và các vật tư thiết yếu.
IOM thực hiện dự án này nhằm tư vấn chuyên môn kỹ thuật và hỗ trợ các cán bộ tuyến đầu cửa khẩu, các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các bệnh viện được chỉ định điều trị COVID-19 cũng như các bệnh viện tuyến huyện và trung tâm y tế xã tại 5 tỉnh biên giới nhằm chuẩn bị và ứng phó tốt hơn đối với sự lây lan của COVID-19 tại khu vực biên giới từ các quốc gia láng giềng.
Các hoạt động của dự án và tác động tích cực:
Các hoạt động của dự án bao gồm việc tài trợ trang thiết bị bảo hộ cá nhân và các vật tư thiết yếu khác cho các cán bộ tuyến đầu cửa khẩu và cơ sở chăm sóc sức khỏe; phối hợp với Cục y tế dự phòng và Trung tâm kiểm soát bệnh tật tại các tỉnh thực hiện tập huấn về phòng chống COVID-19 và di cư an toàn; và bố trí tài liệu giáo dục truyền thông tại các cửa khẩu thuộc phạm vi hoạt động của dự án.
Dự án đã giải quyết nhu cầu cấp thiết của các cán bộ tuyến đầu tại cửa khẩu và cơ quan chức năng trong ngành y tế trong đại dịch COVID-19. Ở tầm vĩ mô, dự án cũng được kết nối với các Sáng kiến y tế toàn cầu và khu vực như Sáng kiến An ninh y tế Tiểu vùng sông Mê-kông Mở rộng và Điều lệ Y tế quốc tế (IHR).