-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Tăng cường kiểm soát bệnh lao khu vực biên giới Việt Nam – Cam-pu-chia
Thời gian thực hiện: Tháng 6 năm 2020 – ngày 31 tháng 5n năm 2021
Địa điểm: tỉnh An Giang và Tây Ninh (Việt Nam), tỉnh Takeo và Svay Rieng (Cam-pu-chia)
Nguồn tài trợ: Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét, Bệnh viện Phổi Trung ương, Việt Nam
Đối tác thực hiện: Chương trình Phòng chống Lao Quốc gia (NTP), Bệnh viện Phổi Trung ương (Bộ Y tế); Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); IOM Cam-pu-chia, Trung tâm Phòng chống Lao và Phong Quốc gia (CENAT), Cam-pu-chia; Sở Y tế tỉnh An Giang, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tây Ninh, Bệnh viện Phổi tỉnh Tây Ninh.
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng chẩn đoán và điều trị bệnh lao ở người di cư qua biên giới tại Việt Nam và Cam-pu-chia thông qua việc phân tích những khoảng trống và nhu cầu kiểm soát bệnh lao tại khu vực biên giới.
Mô tả chung:
Bệnh lao hiện vẫn là một vấn đề sức khỏe chính mang tính toàn cầu. Mặc dù có sẵn phương pháp điều trị, căn bệnh này là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới.
Năm 2020, Việt Nam và Cam-pu-chia được đánh giá là một trong những quốc gia có gánh nặng cao nhất về bệnh lao. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỉ lệ mắc lao, nhưng cả hai quốc gia vẫn thiếu nguồn lực tài chính để loại trừ bệnh lao như là một vấn đề y tế công cộng. Trong bối cảnh thiếu nguồn lực y tế, dân số di cư có thể dễ dàng bị quên lãng hay bị bỏ qua trong những nỗ lực quốc gia phát hiện bệnh lao.
Bên cạnh việc cung cấp thêm các thông tin về các rào cản đối với việc tiếp cận chẩn đoán và điều trị bệnh lao cũng như các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho người di cư, dự án cũng xác định những thách thức trong kiểm soát bệnh lao, tập trung vào khu vực có sự tương tác và hợp tác giữa các cơ quan chính phủ và phi chính phủ trong việc kiểm soát bệnh lao tại khu vực biên giới Việt Nam – Cam-pu-chia.
Các hoạt động của dự án và tác động tích cực:
Các hoạt động chính của dự án bao gồm phỏng vấn sâu người di cư qua biên giới bị mắc bệnh lao, cán bộ y tế và cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe làm công tác phòng chống lao tại khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh An Giang và Tây Ninh (Việt Nam), tỉnh Takeo và Svay Rieng (Cam-pu-chia), đồng thời tiến hành lập bản đồ các cơ sở y tế bao gồm các bệnh viện tư nhân, bệnh viện công và các trạm y tế xã tại các huyện mà nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp tiếp cận Quản lý Y tế, Biên giới và Di cư.
Kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng kế hoạch hành động và hướng dẫn về kiểm soát bệnh lao ở người di cư tại khu vực biên giới cũng như đưa vào chương trình đào tạo cho nhân viên y tế để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thân thiện với người di cư.
Tải Báo cáo đầy đủ về nghiên cứu tại IOM Publications Platform.