-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Bạo lực đối với Phụ nữ: Tiếp cận dựa trên Quyền để Trao quyền cho Phụ nữ Di cư chịu ảnh hưởng của Bạo lực
Thời gian: Tháng 1 năm 2008 – tháng 6 năm 2009
Địa điểm: Hà Nội
Việc ban hành Luật Bình đẳng giới năm 2006 và dự thảo luật về bạo hành trong gia đình là tín hiệu cho thấy Chính phủ Việt Nam đang nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc bình đẳng giới, tuy nhiên những người phụ nữ ở Việt Nam mà đã bi cưỡng hiếp, hãm hại, hoặc ngược đãi trong gia đình hầu như không có quyền tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ hoặc cơ hội được giúp đỡ và xa hơn nữa là trở thành nạn nhân của sự miệt thị.
Với sự hỗ trợ của Ủy ban Châu Âu, Dự án này hướng vào việc tăng cường quyền của phụ nữ và đóng góp vào nỗ lực quốc gia về giảm bạo lực đối với phụ nữ. Mục tiêu cụ thể là:
- Trao quyền cho những phụ nữ di cư chịu ảnh hưởng của bạo lực để họ có thể nói ra và nâng cao nhận thức về bạo lực đối với phụ nữ để tăng cường việc xây dựng và thực hiện chính sách;
- Đẩy mạnh hỗ trợ về tâm lý xã hội cho những phụ nữ di cư chịu ảnh hưởng của bạo lực;
- Đảm bảo việc xây dựng và thực hiện chính sách dựa trên những phương pháp đã được khẳng định và có hiệu quả với sự tham gia trực tiếp của những phụ nữ chịu ảnh hưởng của bạo lực.
IOM đạt được những mục tiêu này thông qua phối hợp với ba Tổ chức phi chính phủ địa phương: Trung tâm Nghiên cứu và Khoa học Ứng dụng về Giới tính – Gia đình - Phụ nữ và Thanh thiếu niên (CSAGA), Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Gia đình và Phát triển Cộng đồng (CEFACOM), và Tổ chức Sức khoẻ và Phát triển Cộng đồng – Ánh sáng để phát triển các nhóm tự lực nhằm hỗ trợ những phụ nữ di cư đã phải chịu đựng bạo lực. Tổng cộng, 9 nhóm tự lực đã được thành lập với 120 thành viên, tạo môi trường an toàn cho phụ nữ để họ chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin và hỗ trợ lẫn nhau. Đối với những phụ nữ không thể tham gia, các nhóm tự lực cũng hướng dẫn họ đến các tổ chức y tế và cơ quan xã hội chuyên nghiệp. Hoạt động xây dựng năng lực được thực hiện cho những nòng cốt viên, cũng như nhân viên Tổ chức phi chính phủ địa phương là đối tác trong dự án, thông qua các khoá đào tạo theo chủ đề, như giao tiếp, quản lý nhóm và tư vấn. Thông qua các nhóm tự lực, những nhu cầu và ưu tiên của phụ nữ di cư bị ảnh hưởng của bạo lực cũng được thảo luận, phát triển, và tổng hợp qua nhiều kênh khác nhau để gửi tới chính phủ, các tổ chức quần chúng và giới truyền thông.