-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Các kịch bản về Biến đổi Môi trường và Di cư Bắt buộc: Trường hợp Điển cứu của Việt Nam cho thấy mối liên hệ giữa Lũ lụt, Di cư và Tái định cư
Thời gian: tháng 10/2007 – tháng 12/2007
Địa bàn: Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam
IOM Việt Nam phối hợp với Viện Môi trường và An ninh Con người thuộc Trường Đại học Liên hiệp quốc tiến hành nghiên cứu về "Các kịch bản Biến đổi Môi trường và Di cư Bắt buộc (EACH-FOR) tại Việt Nam" nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa lũ lụt, di cư và tái định cư. Nghiên cứu này là một phần trong dự án nghiên cứu do Ủy ban Châu Âu tài trợ với mục đích cung cấp nhận thức rõ ràng hơn về vai trò của sự xuống cấp và biến đổi môi trường trong việc gây ra di cư bắt buộc cũng như các hệ lụy xã hội có liên quan. Lũ lụt theo chu kỳ ở đồng bằng sông Cửu Long là việc xảy ra hàng năm và có tầm thiết yếu đối với sinh kế của người dân trong khu vực. Nghiên cứu chỉ ra rằng thiên tai, cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế-xã hội và những mối nguy do biến đổi khí hậu gây ra, đã đặt Việt Nam vào thế bất ổn. Khi đối mặt với áp lực về môi trường, người dân đồng bằng sông Cửu Long có thể sẽ quyết định chuyển đi nơi khác sinh sống (chủ yếu mang tính thời vụ và trong phạm vi lãnh thổ quốc gia), đặc biệt khi có sự chuyển biến nhanh về mặt kinh tế tạo ra nhân tố hút về các khu thành thị. Nghiên cứu cũng nêu rõ các thách thức đi kèm với làn sóng di cư này, bao gồm sự gia tăng tính dễ tổn thương của người dân trong quá trình tái định cư.