-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Thông qua dự án Trách nhiệm của Doanh nghiệp trong Xóa bỏ Nô lệ hóa và Mua bán người (CREST) Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) hợp tác với các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong khu vực trong việc tăng cường bảo vệ quyền con người và quyền lao động của người lao động di cư trong các ngành công nghiệp trọng điểm và trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
Thực trạng và thách thức
Hiện nay trên thế giới có hơn 40 triệu nạn nhân của tình trạng nô lệ hóa hiện đại ở hầu hết các khu vực kinh tế. Theo ước tính của Tổ chức Walk Free Foundation, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), cứ khoảng 1/4 nạn nhân của lao động cưỡng bức là người lao động di cư.
- Vì sao lao động di cư dễ bị tổn thương?
-
Đối với người lao động di cư, tình trạng bóc lột thường bắt đầu từ lúc họ còn ở quê nhà khi bên tuyển dụng thu phí quá cao, cung cấp thông tin sai lệch về việc làm, hoặc do quá trình tuyển dụng thiếu công bằng.
Tại nơi sinh sống và làm việc, người lao động di cư có thể bị hạn chế đi lại, bị thu giữ giấy tờ tùy thân cùng tài sản cá nhân, tiền lương bị cắt giảm trái với quy định của pháp luật, gặp nhiều rào cản trong tiếp cận cơ chế khiếu nại và hệ thống tư pháp.
- Dự án CREST
-
Dự án Trách nhiệm của Doanh nghiệp trong Xóa bỏ Nô lệ hóa và Mua bán người (CREST) hướng tới mục tiêu xóa bỏ các chi phí tuyển dụng mà người tìm việc phải trả thông qua tăng cường khả năng của lao động di cư trong việc tiếp cận các kênh tuyển dụng minh bạch. Điều này sẽ thúc đẩy việc bảo vệ quyền lợi của người lao động trong suốt quá trình di cư, giảm thiểu nợ nần và các hành vi lạm dụng, vi phạm quyền lợi của người lao động trong quá trình tuyển dụng, từ đó làm giảm nguy cơ bóc lột đối với người lao động.
Dự án CREST là một dự án có quy mô khu vực và có cán bộ dự án tại 6 nước: Bangladesh; Hong Kong SAR, Trung Quốc; Malaysia; Philippines; Thái Lan và Việt Nam.
- Hợp tác với IOM CREST
-
IOM CREST hợp tác với nhiều doanh nghiệp cam kết loại bỏ nô lệ hóa hiện đại và mua bán người, bảo vệ quyền lợi của người lao động di cư thông qua:
- Phát triển các bộ hướng dẫn và cung cấp tập huấn cho doanh nghiệp để giảm thiểu nguy cơ nô lệ hóa hiện đại và mua bán người;
- Hỗ trợ các doanh nghiệp tuyển dụng có đạo đức thông qua Hệ thống Quốc tế về Tuyển dụng Minh bạch (http://iris.iom.int/);
- Đánh giá, nâng cao hiểu biết về chuỗi cung ứng lao động và tăng cường giám sát trong quá trình tuyển dụng lao động ;
- Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp về tăng cường khả năng tiếp cận cơ chế khiếu nại và giải quyết khiếu nại cho các nhóm dễ bị tổn thương trong chuỗi cung ứng;
- Trang bị cho người di cư thông tin và tập huấn để chuẩn bị cho quá trình sinh sống và làm việc tại nước ngoài; và
- Tiến hành nghiên cứu về di cư lao động, bình đẳng giới, và biến đổi khí hậu để cung cấp thông tin cho cộng đồng và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các quy định liên quan
- Thêm thông tin về dự án CREST?
-
Thêm thông tin về dự án CREST vào đường dẫn này
Truy cập website của dự án tại: https://crest.iom.int.
CREST được tài trợ bởi:
Visit CREST website for more details.
Để có thêm thông tin về hoạt động của CREST tại Việt Nam, vui lòng liên hệ:
Bà. Nguyễn Thu Hương
Trợ lý dự án cao câp, IOM Việt Nam
Email: thuongnguyen@iom.int hoặc IOM_CREST@iom.int