-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Giải quyết các Rủi ro và Nhu cầu của Người di cư dễ bị tổn thương trong Tiểu vùng Sông Mê Kông Mở rộng và Malaysia Giai đoạn 4: Từ Giảm thiểu Rủi ro đến Năng cao khả năng phục hồi
Thời gian: 12 tháng (2013 – 2014)
IOM Việt Nam sẽ tiếp tục củng cố các cơ chế tái hòa nhập dựa trên cơ sở cộng đồng cho các nạn nhân của buôn bán người và những người di cư dễ bị tổn thương khác, và sẽ từng bước thể chế hóa mô hình can thiệp này trong các kế hoạch phòng-chống buôn bán người và các hệ thống hỗ trợ của chính phủ tại cấp quốc gia và cấp tỉnh.
Dự án nhằm tăng cường năng lực của chính quyền địa phương để triển khai Thông tư liên Bộ mới về hỗ trợ nạn nhân thông qua:
Xây dựng các công cụ liên quan để nhân rộng mô hình tái hòa nhập trên cơ sở cộng đồng.
Vận động việc lồng ghép hỗ trợ nạn nhân vào các quy trình lập kế hoạch của tỉnh liên quan đến phòng chống buôn bán người.
Đánh giá so sánh các mô hình tái hòa nhập thí điểm trong ba tỉnh để thu thập thêm bằng chứng về hiệu quả của những mô hình này trong việc đáp ứng các loại hình di cư khác nhau.
Hỗ trợ tiếp tục cho các nhóm tự lực tại Huế.
Mục đích của dự án:Cải thiện khung pháp lý nhằm tạo điều kiện cho hỗ trợ nạn nhân và giúp tái hòa nhập, đặc biệt là những nạn nhân chưa được Luật phòng-chống mua bán người xác định rõ ràng.