-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Giảm khoảng cách: xây dựng mạng lưới và nâng cao nhận thức nhằm đảm bảo quyền và lợi ích xã hội cho nhóm Phụ nữ dân tộc thiểu số thuộc hai huyện nông thôn của tỉnh Bắc Giang
Thời gian: tháng 3 năm 2007 – tháng 2 năm 2008
Địa điểm: Bắc Giang
Đối với người dân tộc thiểu số, những lợi ích kinh tế trong những giai đoạn tăng trưởng kinh tế gần đây là rất khiêm tốn, trong khi khoảng cách kinh tế xã hội đối với phần đông dân số thì đang ngày càng nới rộng. Các nguồn lực kinh tế và xã hội hạn chế làm giảm đáng kể tiếng nói của họ, khả năng thúc đẩy các quyền và lợi ích của họ, và khả năng tham gia đầy đủ vào đời sống kinh tế và chính trị. Dự án này đóng góp vào việc tăng quyền năng cho phụ nữ dân tộc thiểu số ở hai huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang (Sơn Đông và Lục Ngạn) thông qua việc giúp họ lên tiếng, tham gia, hiểu biết liên văn hoá, và thúc đẩy các quyền của phụ nữ. Dự án được thực hiện thông qua hợp tác giữa Nhóm tình nguyện dân sự (GVC), Hội Liên hiệp Phụ nữ Bắc Giang và IOM.
Mục tiêu cụ thể là nhằm tăng mức độ tham gia vào đời sống cộng đồng của phụ nữ thuộc các nhóm dân tộc thiểu số bằng cách tăng nhận thức của họ về quyền công dân và vai trò trong xã hội thông qua việc tổ chức "Những đoàn lữ hành đối thoại" của phụ nữ ở 10 địa phương. Mỗi đoàn đề cập những vai trò và chức năng cụ thể của phụ nữ trong xã hội và tập trung vào một số vấn đề như sức khoẻ, quyền công dân và quyền tham gia xã hội. Các cuộc đối thoại cho phép phụ nữ tăng cường kiến thức của họ, trao đổi bí quyết sản xuất thực tế và suy ngẫm về những câu chuyện riêng tư của chính họ và người khác.