-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Giảm tính dễ bị tổn thương của người di cư nhằm Ngăn ngừa Buôn bán người và Bảo vệ nạn nhân, đặc biệt là trẻ em, tại một số Đặc khu Kinh tế và Hành lang Kinh tế tại Campuchia, Lào và Việt Nam
Thời gian: 12 tháng (1/2015 – 9/2016)
Địa điểm: Tây Ninh và Quảng Trị
Các đối tác thực hiện: Bộ LĐTBXH, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (VWU) tỉnh Nghệ An
Nhà tài trợ / nguồn tài trợ: Cơ quan Phát triển và Hợp tác Italy (IDC), trực thuộc Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italy
Mô tả tóm tắt / Mục tiêu dự án: Dự án 12 tháng này nhằm mục đích giảm tính dễ tổn thương với buôn bán người và nhằm bảo vệ nạn nhân, đặc biệt là trẻ em dễ bị tổn thương, tại các đặc khu kinh tế (SEZ) vùng biên giới giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Vương quốc Campuchia và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Mục tiêu cụ thể bao gồm:
- Ngăn chặn nạn buôn bán người di cư dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ em, trong các đặc khu kinh tế và hành lang kinh tế của Campuchia, Việt Nam và Lào thông qua việc nâng cao nhận thức của cộng đồng dọc theo biên giới.
- Tăng cường bảo vệ người di cư dễ bị tổn thương, đặc biệt là nạn nhân bị mua bán, thông qua xây dựng năng lực cho các nhà cung cấp dịch vụ cũng như cung cấp hỗ trợ trực tiếp toàn diện.
IOM Việt Nam sẽ phối hợp với Cục Phòng chống Tệ nạn Xã Hội, Hội Phụ nữ và các thành viên Ban chỉ đạo Liên ngành Phòng chống Buôn bán người do Bộ Công an đứng đầu để thực hiện các hoạt động phòng chống buôn bán người và bảo vệ nạn nhân tại hai tỉnh của Việt Nam: ở miền Nam là tỉnh Tây Ninh có biên giới với Cam-pu-chia, còn ở miền Trung là tỉnh Quảng Trị có biên giới với Lào.
Tại Tây Ninh dự án tập trung váo hai huyện lân cận đặc khu kinh tế gần cửa khẩu Mộc Bài là huyện Bến Cầu và huyện Trảng Bàng. Trong khi đó tại Quảng Trị dự án chỉ tập trung vào một huyện duy nhất gần với đặc khu kinh tế và cửa khẩu Lao Bảo, đó là huyện Hướng Hóa.