-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Hỗ trợ cho người di cư dễ bị tổn thương trước nguy cơ sốt rét. Nâng cao hiểu biết về di cư và dịch tễ học của sốt rét kháng thuốc artemisinin tại tỉnh Bình Phước, Việt Nam
Thời gian: 21 tháng, từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 7 năm 2016
Địa điểm: tỉnh Bình Phước, Việt Nam
Nguồn tài trợ / tài trợ: Quỹ Phát triển IOM (IDF)
Thực hiện các đối tác: Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng TP Hồ Chí Minh
Mục tiêu / Mô tả tóm tắt dự án: Nghiên cứu nhằm đưa ra một đánh giá toàn diện về mối liên hệ giữa sốt rét kháng thuốc artemisinin và di cư tại tỉnh Bình Phước, Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị để bảo vệ tốt hơn cho người di cư và giảm nguy cơ lây lan sốt rét kháng thuốc.
Những thành tựu đạt được nhằm loại bỏ bệnh sốt rét trong khu vực Tiểu vùng sông Mêkông Mở rộng (GMS) đang bị đe dọa bởi sự xuất hiện của ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum kháng thuốc artemisinin, đặc biệt ở các khu vực biên giới. Đặc tính lưu động và khuynh hướng di cư của người dân trong vùng GMS đặt ra nhiều thách thức cho các nỗ lực ngăn chặn sự gia tăng đề kháng với artemisinin. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra dân di biến động dễ mắc phải và gây lây nhiễm bệnh sốt rét hơn.
Tuy nhiên, hệ thống thu thập dữ liệu chưa hoàn thiện và các khó khăn gặp phải trong quá trình thu thập dữ liệu về dân di biến động trong vùng GMS dẫn đến tình trạng thiếu dữ liệu về di cư, từ đó có thể gia tăng nguy cơ lây nhiễm sốt rét tại một số khu vực trong vùng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến những nỗ lực nhằm ngăn chặn, điều trị và theo dõi bệnh sốt rét ở Việt Nam, do không theo dõi sự biến động dân số song song với theo dõi kháng thuốc artemisinin.
Chương trình Ứng phó Khẩn cấp với Kháng thuốc Artemisinin (ERAR) 2013-15 ghi nhận "Hiểu biết về các khuôn mẫu di cư, sinh sống, việc làm và thói quen chăm sóc sức khỏe của người di cư trong khu vực Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng còn rất hạn chế, mặc dù người di cư có thể có ảnh hưởng lớn đến sự xuất hiện và lây lan của sốt rét kháng thuốc artemisinin". Chương trình khuyến cáo các nước cần cải thiện hệ thống thu thập dữ liệu di cư và sử dụng hiệu quả hơn các dữ liệu này trong việc thiết kế và triển khai các chương trình phòng chống sốt rét, nhằm hạn chế lãng phí nguồn lực. Trên cơ sở đó cũng cần nhấn mạnh rằng việc nâng cao hiểu biết về các khía cạnh giới trong sốt rét kháng thuốc artemisinin và nguy cơ lây nhiễm sốt rét ở khu vực GMS là rất quan trọng.