-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Nâng cao quyền của người lao động di cư tại các đặc khu kinh tế và phòng chống tình trạng bóc lột lao động trong các chuỗi cung: Việt Nam, Campuchia và Lào
Thời gian: 24 tháng, từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 11 năm 2017
Các đối tác thực hiện: Ban Quản lý Khu công nghiệp Đồng Nai (DIZA)
Nhà tài trợ / nguồn tài trợ: Quỹ Phát triển của IOM (IDF)
Mô tả tóm tắt/Mục tiêu dự án: Dự án thúc đẩy việc áp dụng các nguyên tắc đạo đức trong tuyển dụng lao động, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng tại các đặc khu kinh tế (SEZ) của Campuchia, Lào và Việt Nam.
Chuỗi cung ứng toàn cầu trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau rất phức tạp và bao gồm nhiều thành phần tham gia, làm việc ở nhiều địa điểm, với hàng hóa và công nhân xuyên qua nhiều biên giới. Trong bối cảnh này, một số báo cáo về vi phạm nhân quyền, bao gồm nạn buôn bán người nhằm cưỡng bức lao động và các hình thức bóc lột lao động khác, đã dấy lên lo ngại về những rủi ro về mặt xã hội của việc phát triển công nghiệp, và tạo áp lực buộc các công ty phải quản lý chặt chẽ hơn quá trình sản xuất và sử dụng lao động của họ.
Các nhà thầu phụ trong chuỗi cung ứng ngày càng đứng trước đòi hỏi phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đặc biệt các vấn đề đặc thù giới của người lao động di cư. Mục tiêu chung của dự án là góp phần giảm thiểu những hành vi tuyển dụng trái với các nguyên tắc đạo đức, đặc biệt đối với người di cư, trong các chuỗi sản xuất cung ứng tại các đặc khu kinh tế của Campuchia, Lào và Việt Nam.
Dự án này giúp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn và đáp ứng với những thách thức liên quan đến nhân quyền và quyền của người lao động trong chuỗi cung ứng khi quá trình tuyển dụng diễn ra mà không tuân thủ các nguyên tắc đạo đức. Dự án thúc đẩy việc áp dụng các nguyên tắc đạo đức trong tuyển dụng, thông qua đó tạo ra những thay đổi tích cực trong quy trình tuyển dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như của các công ty đa quốc gia, các nhà thầu và các công ty tuyển dụng.
Nhằm đạt được các mục tiêu trên, dự án sẽ tiến hành hai nhóm hoạt động có liên quan đến nhau, và nhắm đến hai ngành sản xuất có tỷ lệ tuyển dụng lao động di cư nữ cao tại các khu công nghiệp:
- Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong việc áp dụng các nguyên tắc đạo đức trong tuyển dụng lao động như một cách "đầu tư thông minh"
- Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong việc áp dụng các nguyên tắc này.