-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Cán bộ các tỉnh biên giới phía bắc nâng cao năng lực phòng, chống mua bán người
09-10/05/2018, hơn 30 cán bộ công tác xã hội, công an và biên phòng các tỉnh biên giới Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Hà Giang đã được cập nhật kiến thức về phòng chống mua bán người (PCMBN) thông qua một cuộc hội thảo tập huấn tổ chức bởi IOM và Chi cục Phòng, chống Tệ nạn xã hội tỉnh Lào Cai tại thị xã Sapa, Lào Cai từ ngày 09 đến 10 tháng Năm.
Hội thảo tập trung vào hai lĩnh vực quan trọng trong công tác phòng chống mua bán người, bao gồm xác định và bảo vệ nạn nhân bị mua bán trong đó lấy nạn nhân làm trung tâm. Với sư hướng dẫn của các chuyên gia trong lĩnh vực PCMBN, các đại biểu một mặt được nhìn lại các chính sách, pháp luật hiện hành của Việt Nam về PCMBN; măt khác, được làm quen với các tiêu chuẩn quốc tế về xác định và hỗ trợ nạn nhân. Người tham gia cũng có cơ hội trình bày những khó khăn đặc thù của địa phương qua đó thảo luận về khả năng áp dụng các kiến thức thu được tại nơi hoạt động của mình. Kết quả đánh giá trước và sau tập huấn cho thấy, hơn 90% người tham gia đã nắm được định nghĩa mua bán người trên nền tảng Công ước Palermo, hiểu được các văn bản pháp luật, các quyền cơ bản của nạn nhân trong quá trình xác minh và bảo vệ nạn nhân. Các cán bộ cũng đã chia sẻ những trường hợp mua bán tại địa phương và cùng thảo luận kinh nghiệm xử lý những trường hợp này.
Hàng năm có hàng trăm người từ nhiều địa phương trên cả nước, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em bị mua bán qua các tỉnh biên giới phía Bắc , biến khu vực này trở thành điểm nóng của tội phạm mua bán người. Mặc dù các nỗ lực PCMBN tại các tỉnh này đang cho thấy nhiều diễn biến tích cực trong những năm vừa qua, tuy nhiên tội phạm mua bán người ở khu vực này cũng ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp.
Hội thảo tập huấn nằm trong khuôn khổ dự án “ASEAN – MPACT: Bảo vệ, Hỗ trợ, Năng lực và của NGười di cư” do IOM thực hiện với sự tài trợ của Cục Dân số, Người Tị nạn và Di cư thuộc Bộ ngoại giao Hoa kỳ.