-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Tổ chức Di cư Quốc tế Hỗ trợ Chính phủ Việt Nam chuyển đổi số cho lực lượng lao động thông qua tăng cường giáo dục nghề nghiệp
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2022 – Hôm nay, Tổ chức Di cư Quốc tế - Cơ quan Di cư Liên hợp quốc (IOM) phối hợp với Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp cùng tuyên bố khởi động dự án “Hỗ trợ Chính phủ Việt Nam chuyển đổi số cho lực lượng lao động thông qua tăng cường giáo dục nghề nghiệp”.
Dự án cam kết nâng cao kỹ năng số cho lực lượng lao động trẻ Việt Nam, bao gồm lao động di cư. Những năm gần đây ngày càng cho thấy tầm quan trọng của kỹ năng số trong nền kinh tế Việt Nam và trên toàn cầu, do vậy, dự án này góp phần tăng khả năng tiếp cận và trang bị kỹ năng số cho người lao động di cư, để từ đó giúp họ có thể cải thiện cơ hội tìm kiếm việc làm và cạnh tranh trong thị trường lao động.
Dự án khởi động bằng việc giới thiệu phiên bản cập nhật của nền tảng học tập trực tuyến congdanso.edu.vn. Đây là nền tảng được xây dựng và thí điểm năm 2021 dưới sự hợp tác với Tập đoàn Microsoft. Sau khi nâng cấp, nền tảng học tập trực tuyến cung cấp 8 khóa học trực tuyến, bao gồm hai khóa của Microsoft có cấp chứng nhận hoàn thành khóa học, các khóa học kỹ năng mềm, kỹ năng xin việc và kỹ năng khởi nghiệp (được xây dựng dưới sự hỗ trợ của Chính phủ Vương quốc Anh), và các khóa về bán hàng trực tuyến, an toàn mạng, và truy cập internet (do Quỹ Châu Á phối hợp với Google.org xây dựng và cung cấp). Những khóa học này hướng tới đối tượng là sinh viên học nghề và người lao động di cư hiện đang làm việc tại các khu công nghiệp và chế xuất ở Việt Nam, với sự hỗ trợ chi phí vận hành trên điện toán đám mây Azure của Tập đoàn Microsoft.
Nền tảng học tâp trực tuyến này có giao diện đơn giản, giúp đảm bảo việc truy cập và thao tác dễ dàng cho người học, đặc biệt là người lao động kỹ năng thấp. Chứng nhận hoàn thành khóa học của Microsoft được cấp cho hai khóa học về kỹ năng số. Trong giai đoạn thí điểm trước năm 2021, nền tảng đã thu hút được sự tham gia của khoảng 7.000 người truy cập và khoảng 16.000 chứng nhận hoàn thành khóa học đã được trao trực tuyến. Những chứng nhận này góp phần bổ sung cho hồ sơ xin việc và tăng cơ hội tìm kiếm việc làm của người học, khi rất nhiều doanh nghiệp, cơ quan đã làm việc trực tuyến trong thời gian giãn cách do COVID-19.
Tại hội thảo, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng phát biểu khai mạc. Ông nhân mạnh: "Trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực của thị trường lao động trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, kinh tế tri thức, của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đặc biệt trước tác động của đại dịch Covid-19, việc nâng cao kỹ năng mới cho người lao động, phát triển các kỹ năng số là nhân tố cần thiết để tăng cường khả năng thích ứng và chống chịu với các cú sốc kinh tế và xã hội đang tác động mạnh mẽ đến cơ cấu việc làm. Dự án sẽ là tiền đề cho công cuộc tăng cường chuyển đổi số và nâng cao năng lực số cho lực lượng lao động Việt Nam trong thời gian tới".
Nhờ những lợi ích các khóa học này đem lại trong quá trình xin việc hay tự lập nghiệp, nền tảng học tập trực tuyến được mong đợi sẽ thu hút được nhiều lao động trẻ Việt Nam, bao gồm người lao động di cư, trong thời gian triển khai dự án sắp tới. Nền tảng học tập trực tuyến sẽ giúp họ nâng cao kỹ năng để đáp ứng yêu cầu việc làm mới trong thời đại kỹ thuật số.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Maria Nenette A. Motus, Giám đốc IOM khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết, “Tôi rất vui mừng khi thấy IOM Việt Nam cùng đồng hành với Chính phủ trong nỗ lực đào tạo kỹ năng làm việc cho những lao động kỹ năng thấp đang làm việc ở trong nước, bao gồm người di cư. Tôi cũng rất phấn khởi khi thấy sự tham gia của Tập đoàn Microsoft vào dự án, bởi lẽ việc phát triển kỹ năng hay những sáng kiến việc làm sẽ không thể thành công nếu thiếu đi sự tham gia tích cực và trực tiếp của khối doanh nghiệp”.
Nhằm tiếp tục hỗ trợ quá trình chuyển đổi số cho ngành giáo dục nghề nghiệp, IOM cũng hỗ trợ các trường đào tạo nghề và cán bộ trong trường nâng cao năng lực lập kế hoạch và chuyển đổi số ở cấp trường. Các hoạt động tham vấn ý kiến trong khuôn khổ dự án cũng góp phần triển khai Đề án chuyển đổi số ngành Giáo dục nghề nghiệp và Đề án đào tạo, đào tạo lại cho lực lượng lao động để đảm bảo có sự tham gia của người có kỹ năng thấp, trong đó phần lớn là người lao động di cư.
Đến dự Hội thảo có đại diện của các Bộ, ban, ngành, cơ quan chính phủ, khối tư nhân, các trường đào tạo nghề, các tổ chức trong nước và quốc tế, cùng nhau thảo luận cách mở rộng tiếp cận nền tảng học tập này đến với nhiều người lao động và sinh viên học nghề, cũng như thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngành giáo dục nghề nghiệp, từ đó giúp nâng cao cơ hội tìm việc làm và năng suất lao động của lao động trẻ Việt Nam, bao gồm người lao động di cư.
Để có thêm thông tin về dự án, xin vui lòng liên hệ bà Doyen Yun, Giám đốc Dự án và Quan hệ đối tác, IOM Việt Nam. Email: dyun@iom.int.