-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Tổ chức Di cư Quốc tế và Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã chính thức khởi động dự án chung về bảo vệ công dân trong tình huống khủng hoảng xảy ra ở nước ngoài
Hà Nội – Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã chính thức khởi động dự án chung về bảo vệ công dân trong tình huống khủng hoảng xảy ra ở nước ngoài.
Hơn 30 đại diện từ 16 cơ quan chính phủ có liên quan đã đến dự hội thảo khởi động dự án. Phát biểu tại hội thảo, ông David Knight – trưởng phái đoàn IOM tại Việt Nam cho biết mục tiêu chính của dự án là xây dựng một cơ chế phối hợp liên nghành để hỗ trợ tốt hơn công dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tại nước ngoài đồng thời tăng cường năng lực của cán bộ lãnh sự trong trong công tác bảo vệ công dân. Trên cơ sở đó, dự án cũng hướng đến xây dựng một bộ quy trình hành động chuẩn (SOP), một bộ tài liệu tập huấn và các khóa tập huấn về bảo vệ công dân trong khủng hoảng. Tại hội thảo, IOM cũng đã giới thiệu “Khung hành động trong khủng hoảng di cư” do IOM phát triển nhằm cung cấp dẫn chứng tham khảo về một cơ chế phối hợp liên nghành hiệu quả.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã thảo luận về việc thành lập một nhóm công tác liên ngành gồm nhiều bộ, ngành liên quan để cung cấp, thông tin, ý kiến và hỗ trợ cho các đầu ra của dự án. Các đại biểu nhất trí rằng vai trò của cơ chế phối hợp và nhóm công tác liên ngành là rất quan trọng trong bối cảnh ngày càng có nhiều cuộc khủng hoảng khó dự đoán, xảy ra ở nhiều quy mô với tính nghiêm trọng khác nhau. Song các đại biểu cũng cho rằng quy chế hoạt đông của nhóm công tác liên ngành cần nêu rõ hơn trách nhiệm cụ thể của các thành viên. Đồng thời, cơ chế phối hợp, nếu có thể, nên được đưa vào các thông tư hoặc nghị định thay vì chỉ tồn tại dưới hình thức văn bản hướng dẫn. Sau khi khởi động, bản dự thảo quy chế hoạt động sẽ được các thành viên nhóm công tác liên ngành thảo luận chỉnh sửa để làm cơ sở triển khai dự án.