-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Con đường phát triển bền vững: IOM và VCCI-HCM công bố báo cáo về định hướng phục hồi sau đại dịch cho người lao động di cư trong nước
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, 23 tháng 10 năm 2023 - Tăng cường tiếp cận nhà trọ giá phải chăng đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu, mở rộng bảo trợ xã hội cho tất cả người lao động và hỗ trợ phát triển kỹ năng là các nhu cầu ưu tiên được người lao động di cư và người sử dụng lao động nêu ra nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam trong ngắn và dài hạn, hướng tới nâng cao tính bền vững và năng suất trong bối cảnh hậu COVID-19 và chuyển đổi số.
Đây là một trong số các khuyến nghị chính thuộc báo cáo có tiêu đề “Tác động của Covid-19 đối với Lao động Di cư Trong nước tại Miền nam Việt Nam và Vai trò của Các bên Liên quan” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (VCCI-HCM) soạn thảo với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam. Báo cáo này tập trung làm rõ những thách thức mà người lao động di cư trong nước làm việc trong ngành may mặc, giày da và điện tử ở các tỉnh miền Nam Việt Nam phải đối mặt, đồng thời đưa ra các khuyến nghị dựa trên bằng chứng nhằm cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt cho người lao động di cư, hướng tới phục hồi bền vững sau đại dịch.
Lao động di cư trong nước đã và đang đóng vai trò then chốt trong quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam sau đại dịch Covid-19, đặc biệt là trong các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như may mặc, giày da và điện tử. Tuy nhiên, cần nhớ rằng họ là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, với khoảng 2,2 triệu lao động ở các tỉnh miền Nam Việt Nam phải trở về quê hương do sản xuất trì trệ, mất việc và giảm lương. Năm 2022, IOM và VCCI-HCM đã thực hiện khảo sát với 1.200 lao động di cư trong nước và 41 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực may mặc, giày da và điện tử, nhằm tìm hiểu tác động của đại dịch Covid-19 đối với người lao động di cư trong nước cũng như các doanh nghiệp.
Khi nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi ở mức tương đương trước Covid-19 và nhu cầu tuyển dụng người lao động di cư trong nước ngày càng tăng cao để đáp ứng hoạt động sản xuất tại các khu kinh tế, nhiều người lao động vẫn phải đối mặt với các thách thức. Những thách thức này bao gồm thu nhập không đủ để trang trải các chi phí sinh hoạt thiết yếu, chẳng hạn như thuê nhà và giáo dục cho con trẻ tại các thành phố, sự chênh lệch giữa nhu cầu của người lao động và các quy định của chương trình bảo hiểm xã hội và phúc lợi việc làm, điều kiện làm việc và bảo hộ tại nơi làm việc không đảm bảo, khả năng tiếp cận hạn chế đối với các dịch vụ hỗ trợ và nguy cơ bị thay thế do tự động hóa và công nghệ tiên tiến.
"Đại dịch đã làm rõ thêm những thách thức về điều kiện sống và làm việc của người lao động di cư trong nước, cho thấy rằng một cú sốc bất ngờ có thể đẩy họ vào tình thế dễ bị tổn thương nhanh đến mức nào. Một số khía cạnh dễ bị tổn thương của người lao động di cư có liên quan đến tình trạng di cư của họ như phải sống xa mạng lưới hỗ trợ ở quê nhà, sống tại các khu đô thị đắt đỏ với khả năng tiếp cận hạn chế đối với các nguồn lực, bao gồm nhà ở", bà Park Mihyung, Trưởng phái đoàn của IOM Việt Nam cho biết.
"Các vấn đề trọng tâm khác, chẳng hạn như cơ hội phát triển kỹ năng, được cả người lao động và người sử dụng lao động đề cập đến như một ưu tiên dài hạn nhằm cải thiện tính bền vững cho lực lượng lao động. Điều này cho thấy rằng cả người lao động và người sử dụng lao động, những người đã và đang thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam trong những thập kỷ gần đây, đang trải qua quá trình chuyển đổi. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các nhu cầu trước mắt nhằm cải thiện điều kiện làm việc hiện tại của người lao động, và xa hơn nữa là hướng tới các ưu tiên dài hạn là trang bị đầy đủ cho người lao động trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ các ngành sử dụng nhiều lao động sang tăng trưởng xanh và phát triển kinh tế số. Những phát hiện này là rất quan trọng đối với tất cả các bên liên quan, bao gồm Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục và dạy nghề”.
Bà Bùi Thị Ninh, Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động, VCCI-HCM, cho biết thêm: “Trong khi Việt Nam đang nỗ lực phục hồi nền kinh tế và củng cố các ngành công nghiệp sau đại dịch, các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp cần hành động để thúc đẩy môi trường làm việc tốt hơn, tăng cường hỗ trợ xã hội và cải thiện triển vọng nghề nghiệp cho người lao động di cư trong nước. Báo cáo này đóng vai trò như một lộ trình hướng đến hành động tập thể vì một tương lai tốt đẹp hơn."
Báo cáo cũng đưa ra khuyến nghị cho các cơ quan quản lý nhằm xác định các tiêu chuẩn tối thiểu đối với nhà ở cho thuê và đầu tư vào vấn đề phúc lợi và phát triển kỹ năng cho người lao động. Đối với các doanh nghiệp, các hành động được khuyến khích bao gồm sử dụng lao động một cách công bằng và thỏa đáng đối với tất cả người lao động, tăng cường đối thoại tại nơi làm việc để hiểu rõ hơn về kỳ vọng của người lao động và đầu tư vào phát triển kỹ năng cho người lao động. IOM Việt Nam tiếp tục hợp tác với các cơ quan Nhà nước có liên quan nhằm phát triển kỹ năng số cho người lao động di cư, đồng thời củng cố các hoạt động tuyển dụng có đạo đức đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Báo cáo đầy đủ có thể được tải xuống tại: https://vietnam.iom.int/vi/resources/tac-dong-cua-covid-19-doi-voi-lao-dong-di-cu-trong-nuoc-tai-mien-nam-viet-nam-va-vai-tro-cua-cac-ben-lien-quan-nghien-cuu-dien-hinh-trong-nganh-cong-nghiep-may-mac-giay-dep-va-dien-tu
Để biết thêm thông tin về Báo cáo, vui lòng liên hệ với Bà Nguyễn Như Tâm (nhnguyen@iom.int)
Các câu hỏi truyền thông, vui lòng liên hệ bà Nguyễn Thi Hồng Yến (thihnguyen@iom.int) hoặc Nguyễn Ngọc Trâm (ngocnguyen@iom.int)