Tin tức
Local

Cuộc thi tranh biện lần đầu tiên của IOM nhằm thúc đẩy di cư an toàn và là chìa khóa để ngăn chặn mua bán người

HÀ NỘI —Vòng bán kết của cuộc thi tranh biện lần đầu tiên do IOM tổ chức dành cho thanh thiếu niên Việt Nam về di cư an toàn và phòng, chống mua bán người đã chính thức khởi động ngày hôm nay tại Nhà Xanh, trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam. Cuộc thi là sáng kiến của IOM phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV7) trong chuỗi các phong trào nâng cao nhận thức về di cư an toàn là chìa khóa để phòng, chống mua bán người.

IOM’s first debate competition on safe migration and human trafficking prevention among Vietnamese youths was officially launched at the Green One UN House

Những đóng góp của người di cư Việt Nam đối với phát triển kinh tế và xã hội tại cả quốc gia nguồn và quốc gia đích đã được nghiên cứu và cho thấy các tác động tích cực. Dù khả năng phục hồi cao nhưng những người lao động di cư vẫn là nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội khi họ phải đối mặt với nạn cưỡng bức lao động và mua bán người trong suốt quá trình di cư. Nhiều người lao động di cư liên tục phải trải nghiệm quá trình tuyển dụng lao động phi đạo đức, trong đó bao gồm phí tuyển dụng và các chi phí liên quan quá cao, bị lừa gạt và bị cung cấp thông tin di cư không chính xác cũng như không có sự tự do đưa ra lựa chọn cho bản thân mình. Tại các điểm (quốc gia) đích, người lao động thường làm công việc tạm thời, không chính thức hoặc không được bảo vệ, khiến họ có nguy cơ cao bị mất an toàn, bị sa thải và phải sống và làm việc trong điều kiện tồi tệ.

Để đảm bảo các cá nhân và cộng đồng được trao quyền và chủ động đưa ra những quyết định sáng suốt về di cư, IOM đặt mục tiêu tăng cường sự quan tâm và kiến thức cho giới trẻ Việt Nam về di cư an toàn là chìa khóa để giải quyết nạn mua bán người và nô lệ hiện đại tại Việt Nam thông qua tập đặc biệt của chương trình tranh biện “Trường Teen”.

The competition calls for students aged between 16 to 20 from all over Viet Nam to submit short videos explaining their initial thoughts on migration as a life-changing opportunityThe competition calls for students aged between 16 to 20 from all over Viet Nam to submit short videos explaining their initial thoughts on migration as a life-changing opportunity

Cuộc thi kêu gọi các bạn thanh thiếu niên độ tuổi từ 16 đến 20 trên cả nước gửi các đoạn video ngắn chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề di cư như là một cơ hội đổi đời. Sau hai tuần, IOM đã nhận được 115 bài dự thi với nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. 29 thí sinh đến từ Hải Phòng, Quảng Bình, Nghệ  An và Hà Tĩnh đã xuất sắc được lựa chọn tham gia chương trình tập huấn trước khi vòng bán kết diễn ra tại Hà Nội. Trong buổi gặp mặt này, các thí sinh được tập huấn về kỹ năng tranh biện và được trang bị kiến thức về (1) thông tin cơ bản liên quan đến di cư và mua bán người; (2) di cư hợp pháp và di cư trái phép; (3) các bước để đảm bảo an toàn trước, trong và sau khi di cư. 16 thí sinh được chia thành 4 nhóm để tham gia vòng  bán kết ngày hôm nay.

IOM’s Chief of Mission, Ms Park Mihyung gave her comments to the students

“Các bạn thí sinh đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về nhiều mặt của di cư và mua bán người. Tôi rất vui khi xem các phần tranh biện của các bạn thí sinh và tôi cảm thấy được truyền cảm hứng bởi sự sáng tạo và tư duy cởi mở của các bạn để giải quyết các vấn đề quan trọng về rủi ro và cơ hội do các hình thức di cư khác nhau mang lại,” Bà Park Mihyung, Trưởng  phái đoàn IOM đã chia sẻ.

 

“Với nền kinh tế toàn cầu hiện nay, việc dịch chuyển của con người là không thể tránh khỏi và chúng ta cần phải tìm cách đạt được mục tiêu di cư an toàn và nhân đạo, điều mà có thể mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Khi tôi nhìn thấy một bạn thí sinh đứng trên sân khấu và tự tin thuyết trình về ý tưởng của bạn về di cư, tôi nghĩ rằng giới trẻ có tiếng nói mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong bất  kỳ chiến dịch di cư an toàn nào. Tôi hi vọng rằng tất cả các bạn thí sinh tham gia cuộc thi có thể học được cách làm chủ và đưa ra quyết định cho chính mình với sự nhận thức và thông tin đầy đủ”. Bà Park Mihyung cho biết.

Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, ông Iain Frew cũng chia sẻ: “Những bạn trẻ ngày hôm nay là những người đưa ra quyết định trong tương lai. Điều quan trọng là chúng ta phải thúc đẩy đối thoại và tăng cường sự thấu hiểu với giới trẻ và giúp họ có được những kiến thức cần thiết về di cư an toàn, hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình cũng như những cơ hội và thách thức để đưa ra quyết định đúng đắn và bảo vệ bản thân trước nguy cơ rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương như bị mua bán hoặc bị bóc lột.”

Cuộc thi tranh biện được tổ chức trong khuôn khổ Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ hiện đại tại Việt Nam” (gọi tắt là Dự án TMSV) do Chính phủ Vương quốc Anh và tổ chức IOM tài trợ. Cuộc thi được phát động thông qua trang Facebook của IOM Việt Nam IOM Viet Nam’s Facebook Fanpage, VTV7 và  trang web dự án xã hội của IOM là “Nghĩ trước bước sau”. Các thí sinh chiến thắng ở vòng bán kết sẽ tham gia tập đặc biệt về di cư và mua bán người của chương trình Trường Teen vào ngày 12/3.

Liên hệ truyền thông:

Bà Nguyễn Ngọc Trâm, Cán bộ Truyền thông, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) - ngocnguyen@iom.int / Mob: 0912893964

***

Thông tin thêm về Dự án Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ hiện đại tại Việt Nam (TMSV):

Dự án TMSV hợp tác với Chính phủ Việt Nam và các cơ quan địa phương để giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của các cá nhân và cộng đồng đối với nô lệ thời hiện đại, trong đó bao gồm mua bán người thông qua:

•   Truyển thông thay đổi hành vi

•   Tăng cường tiếp cận công lý 

•  Hỗ trợ phục hồi và tái hòa nhập theo phương pháp lấy nạn nhân làm trung tâm.  

Từ năm 2018 đến nay, Dự án đã đạt được những kết quả sau:

  • Hỗ trợ 1.782 người liên quan đến mua bán người (trong đó có 865 nam và 915 nữ): 425 trường hợp liên quan đến phòng ngừa, 392 trường hợp liên quan đến tố tụng hình sự và 965 trường hợp được bảo vệ
  • Nâng cao nhận thức về phòng, chống mua bán người và di cư an toàn cho 2.939.014 người: 28.299 trường hợp trực tiếp và 2.910.715 trường hợp trực tuyến.
  • Hỗ trợ 1.680 người được tiếp cận các cơ hội việc làm tại địa phương và tham gia xuất khẩu lao động hợp pháp (1.037 nam và 643 nữ).
  • Nâng cao kỹ năng về kỹ thuật số và tìm kiếm việc làm cho 211 học viên học nghề (154 nam và 57 nữ).
  • Hỗ trợ 505 người di cư có hoàn cảnh khó khăn và là nạn nhân bị mua bán.