-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Giới trẻ cùng hành động hướng tới tương lai tích cực nhân Ngày Quốc tế Người Di cư
HÀ NỘI - Tọa đàm "Hộ chiếu tới tương lai: Tạo thay đổi tích cực và vun đắp cơ hội cho thanh niên” do Phái đoàn Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Cơ quan Di cư của Liên Hợp Quốc, phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức vào ngày 18/12/2023. Hoạt động với sự tham gia của đại diện đến từ các cơ quan Chính phủ, cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế và hơn 200 thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội để thảo luận về tác động của toàn cầu hóa và di cư đối với giới trẻ.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu lao động trong các ngành và khan hiếm việc làm; vấn đề di cư lao động, học tập quốc tế là kết quả tất yếu của quá trình toàn cầu hóa. Người lao động có xu hướng di cư từ tỉnh, quốc gia dư thừa lao động, thu nhập thấp sang các tỉnh, quốc gia thiếu hụt lao động và có thu nhập cao. Theo Tổng cục Thống kê, số người Việt Nam di cư quốc tế chiếm gần 9% dân số và di cư nội địa là hơn 7% dân số trong đó chủ yếu là thanh niên. Thanh niên di cư thường đối mặt với các vấn đề khó khăn như thiếu kỹ năng mềm, kỹ năng xin việc, kỹ năng tìm kiếm việc làm trên không gian mạng, làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, bị trả lương không tương xứng, bị phân biệt đối xử về lương so với người sở tại... Ngoài ra, do rào cản về ngôn ngữ và khác biệt về văn hóa cũng khiến lao động di cư chịu nhiều thiệt thòi.
Tham gia tọa đàm các đại biểu đã đưa ra đề xuất tăng cường đầu tư vào chuyển giao kỹ năng và kiến thức, đây là chìa khóa quan trọng, góp phần tạo việc làm cho thanh niên, trang bị cho thanh niên những công cụ cần thiết để đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam và tự tin xác định hướng đi an toàn và hợp pháp trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay. Những nội dung được thảo luận cũng góp phần thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), Thanh niên và Chương trình nghị sự 2030 vì sự Phát triển bền vững và Chiến lược Phát triển Thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023.
Ông Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam khẳng định “Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thanh niên và thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ của thanh niên trong hành trình di cư an toàn là hoạt động có ý nghĩa thiết thực và phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của tổ chức Đoàn” và “mong muốn các bộ, ban, ngành, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ hãy đồng hành cùng thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp; hỗ trợ tạo môi trường, cơ hội để thanh niên được rèn luyện, nâng cao kỹ năng tiếp cận dịch vụ, thông tin di cư an toàn khi tham gia vào thị trường lao động, học tập trong và ngoài nước”.
Bà Park Mihyung, Trưởng phái đoàn Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam đã nhấn mạnh tiềm năng mà thanh niên đại diện cho xã hội và việc di cư có thể là động lực thiết yếu cho sự phát triển toàn diện cho thanh niên: "Trong tương lai, thậm chí sẽ có nhiều người dịch chuyển hơn nữa, để tìm thấy những cơ hội tốt hơn cho cuộc sống và trải nghiệm đa dạng hơn cho bản thân họ. Toàn cầu hóa và sự phát triển của Internet sẽ tạo ra một thế giới khác cho giới trẻ. Vì vậy, quan trọng hơn nữa, đó là thế hệ trẻ được trang bị kiến thức và kỹ năng mới để tự định hướng trong thời đại số hóa và toàn cầu hóa hiện nay".
“IOM Việt Nam đã tích cực phối hợp với nhiều cơ quan Chính phủ và các đối tác liên quan để trang bị cho thanh niên những kỹ năng mới và thực tế, chia sẻ kiến thức về bối cảnh việc làm đang thay đổi và hỗ trợ Chính phủ điều chỉnh hệ thống giáo dục và đào tạo nghề để đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Những người trẻ là hiện thân của niềm hy vọng của chúng ta và có thể là nhân tố của sự thay đổi vì một tương lai toàn diện và bền vững. Chúng ta hãy hành động ngay hôm nay và cùng nhau, chúng ta có thể mang lại môi trường thuận lợi để thế hệ trẻ có thể tham gia vào việc ra quyết định và phát huy hết tiềm năng của họ”.
Ngoài ra, các đại biểu đã có cơ hội cùng tham gia trải nghiệm hành trình của người di cư thông qua các gian hàng thông tin với tính tương tác cao đã phổ biến những kiến thức cần thiết về di cư an toàn, một số khóa học kỹ năng và nâng cao kỹ năng cho các bạn trẻ, dịch vụ hỗ trợ cho người di cư ra nước ngoài và khi trở về cũng như các cơ hội việc làm và giáo dục ở nước ngoài.
Nhân ngày Quốc tế Người Di cư, Giới trẻ Việt Nam kêu gọi mọi người cùng “Hành động ngay hôm nay: Bạn có thể là một phần của giải pháp”. Một số đề xuất của giới trẻ đã được gửi tới đại diện các cơ quan chính phủ, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
For media inquiries, please contact:
Ms. Nguyen Ngoc Tram, National Communications Officer
Email: ngocnguyen@iom.int/ Tel: 0912893964