-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Hội thảo chung về Phòng, chống mua bán người diễn ra tại Hà Nội vào ngày 30/07/2018
Đại sứ quán Hoa Kỳ, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và Dự án Hợp tác Liên Hợp Quốc Hợp Tác Hành Động Chống Lại Nạn Buôn Bán Người (UN-ACT) đã tổ chức một cuộc hội thảo về công tác thực hiện Chương trình hành động quốc gia phòng, chống mua bán người (Chương trình HĐQG) và thảo luận về Bộ luật hình sự sửa đổi. Sự kiện hướng đến kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống mua bán người và Ngày toàn dân phòng chống mua bán người 30 tháng 7. Tham dự sự kiện có hơn 50 đại diện các cơ quan chức năng của Chính phủ và địa phương Việt Nam, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ
Phát biểu khai mạc sự kiện, ông David Knight, Trưởng Phái đoàn IOM tại Việt Nam cho hay: “Nạn mua bán người tồn tại ngày nay trong mỗi quốc gia và mỗi khu vực kinh tế. Dù là ngành nghề kinh doanh như dệt may, quần áo , cà phê , giải trí hay công nghiệp xây dựng , rõ ràng là không nơi làm việc nào hoặc cộng đồng nào là ngoại lệ đối với mua bán người. Khi kỷ niệm Ngày thế giới phòng chống mua bán người, thật đáng buồn, là chúng ta được cũng được nhắc nhở rằng những nhóm người dễ bị tổn thương nhất lại thường xuyên phải đối mặt với những rủi ro cao bị bóc lột và lạm dụng khi họ cố gắng tìm kiếm những cơ hội tốt hơn ở xa quê hương. "
Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày về những thành tựu cũng như những thách thức liên quan đến việc thực hiện Chương trình HĐQG trong giai đoạn 2016 - 2018. Theo đó, hoàn thiện pháp luật, cải thiện hỗ trợ cho nạn nhân và đổi mới công tác truyền thông phòng chống mua bán người là những mối quan tâm chính. Hội thảo cũng đã tạo cơ hội cho đại diện của chính phủ và các tổ chức quốc tế thảo luận về các khuyến nghị và sáng kiến sẽ góp phần thực hiện hiệu quả hơn Chương trình HĐQG trong giai đoạn 2019-2020. Trong phiên buổi chiều của sự kiện, các đại diện cũng đã được chia sẻ và thảo luận cụ thể về việc áp dụng các điểm mới của Bộ luật hình sự sửa đổi liên quan đến phòng, chống mua bán người, bóc lột lao động và tình dục.
“Sự kiện hôm nay là một cơ hội lý tưởng để chúng ta thảo luận về những khoảng trống cần được lấp đầy để đảm bảo pháp luật được thực thi một cách có hiệu quả và để hiểu rõ hơn các điều khoản có liên quan của Bộ luật Hình sự mới” – Bà Caryn McClelland, Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam khẳng định. “Những nỗ lực hợp tác ngày hôm nay của chúng ta mang một ý nghĩa quan trọng. Những nỗ lực này sẽ khuyến khích thực hiện đúng Bộ Luật Hình sự và có vai trò rất quan trọng để đảm bảo những kẻ buôn người phải đối mặt với công lý. Chúng cũng sẽ đảm bảo là các hình thức trợ giúp dành cho nạn nhân được quản lý một cách hiệu quả trên khắp Việt Nam.”
Mua bán người ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên thế giới, dù là nước xuất phát, nước quá cảnh hay điểm đến của nạn nhân. Trẻ em chiếm gần một phần ba tổng số nạn nhân bị mua người trên toàn thế giới, theo Báo cáo toàn cầu về nạn mua bán người của Văn phòng Liên Hợp Quốc về phòng chống Ma túy và tội phạm. Trong đó, phụ nữ và trẻ em gái chiếm 71% nạn nhân bị mua bán.