-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Hội thảo "Rà soát, đánh giá chính sách, pháp luật về tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về" do IOM phối hợp với Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tổ chức
Hà Nội - Hội thảo "Rà soát, đánh giá chính sách, pháp luật về tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về" do IOM phối hợp với Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tổ chức
Cho dù Chính phủ đã dành nhiều nỗ lực cải thiện chính sách, “tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân trên thực tế, đã nảy sinh những bất cập về cơ chế, chính sách dẫn đến việc tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về chưa đạt hiệu quả như mong muốn”. Phát biểu của Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã mở màn và đặt vấn đề thảo luận cho “Hội thảo rà soát, đánh giá chính sách, pháp luật về tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về” do IOM phối hợp với Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tổ chức.
Tham dự hội thảo có hơn 100 đại biểu từ các bộ, ngành chính phủ, các cơ quan chức năng từ 09 tỉnh có tình hình mua bán người phức tạp cùng nhiều đại diện các cơ quan báo chí, các cơ quan Liên Hợp Quốc và Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam. Các đại biểu đã tập trung chia sẻ, thảo luận về những thách thức đặc thù mà các cơ quan Chính phủ và địa phương gặp phải trong việc thực hiện các chính sách về tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân. Các vấn đề chính xoay quanh việc thiếu cơ sở vật chất cho công tác tiếp nhận nạn nhân ban đầu tại các trạm biên phòng, mức hỗ trợ còn thấp khiến công tác phục hồi và tái hòa nhập nạn nhân kém hiệu quả cùng một số quy định còn cứng nhắc làm giảm khả năng nạn nhân được tiếp cận các hỗ trợ như điều trị y tế, tư vấn pháp luật hay vay vốn ưu đãi. Bên cạnh việc kêu gọi tăng cường tính bao quát, hiệu quả cũng như mức hỗ trợ cho nạn nhân, các đại biểu cũng đề xuất thực hiện mạnh mẽ hơn các quy định về truyền thông phòng chống mua bán người trong đó nhấn mạnh các vấn đề nảy sinh do sự thiếu hụt thông tin của người dân. Đáng chú ý, các đại biểu cũng nêu rõ sự cần thiết phải công nhận vai trò của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đối với công tác xác minh, xác nhận nạn nhân hay thành lập các cơ sở hỗ trợ. Đồng thời, chính phủ cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu nghiên cứu pháp lý để thu hẹp khoảng cách pháp lý giữa luật pháp Việt Nam và quốc tế. Những ý kiến đóng góp tại hội thảo sẽ được tổng hợp và trình lên các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở tham vấn xây dựng các chính sách cho nạn nhân bị mua bán trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống mua bán người, từ năm 2012 đến 2017, Việt Nam có khoảng 7500 nạn nhân của mua bán người được các cơ quan chức năng giải cứu. Có đến 90% số nạn nhân là phụ nữ và trẻ em và 80% là các thành viên của các cộng đồng dân tộc thiểu số.