-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Hội thảo tham vấn về di cư lao động và thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh - Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tham vấn “Nâng cao năng lực doanh nghiệp trong thực hành kinh doanh có trách nhiệm và di cư lao động tại Việt Nam”. Buổi hội thảo trực tuyến có sự tham dự của 35 đại diện đến từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các phái đoàn ngoại giao, các cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc, các hiệp hội doanh nghiệp, cùng đại diện của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Buổi hội thảo nhằm thu thập ý kiến phản hồi từ các bên liên quan và cập nhật tiến độ xây dựng chương trình đào tạo trực tuyến (eLearning) thuộc khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực doanh nghiệp nhằm giải quyết các rủi ro về lao động cưỡng bức và mua bán người trong chuỗi cung ứng quốc tế” do Bộ Ngoại giao Liên bang Đức tài trợ và IOM thực hiện.
Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Mihyung Park, Trưởng Phái đoàn IOM tại Việt Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực doanh nghiệp nhằm duy trì các quyền của người lao động di cư Việt Nam, phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các khuôn khổ quốc tế liên quan, Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu, và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
Cũng trong buổi hội thảo, đại diện đến từ các hiệp hội doanh nghiệp đã chia sẻ về tình hình, cơ hội và thách thức trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam. Ông Nguyễn Lê Nhật Thanh, Phó Trưởng VP Giới Sử dụng lao động, VCCI thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: “Doanh nghiệp tại Việt Nam đã dần có sự thay đổi trong nhận thức và áp dụng thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, sự chuyển biến này diễn ra chưa đồng đều và doanh nghiệp vẫn có những khó khăn và thách thức trong việc thực hiện kinh doanh có trách nhiệm. Chính vì vậy sự hỗ trợ của VCCI HCM và các tổ chức trong và ngoài nước cho doanh nghiệp là cực kỳ cần thiết để doanh nghiệp cải thiện thực hành kinh doanh có trách nhiệm.”
Chia sẻ quan điểm từ góc nhìn của người lao động, ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Chính sách – Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cho biết: “Các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm mang lại nhiều lợi ích cho cả người sử dụng lao động và người lao động, mở ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp vươn tới các đối tượng khách hàng và thị trường mới. Tuy nhiên, chúng ta cần nỗ lực và có nhiều hoạt động hơn nữa để thu hút các doanh nghiệp tìm hiểu và thực hành các phương thức kinh doanh có trách nhiệm. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cam kết tham gia tích cực và ủng hộ việc xây dựng chương trình đào tạo trực tuyến của IOM.”
Đại diện IOM Việt Nam cũng đã trình bày đề cương dự kiến của chương trình đào tạo trực tuyến nhằm nâng cao năng lực của doanh nghiệp Việt Nam trong việc phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ lao động cưỡng bức và mua bán người trong hoạt động kinh doanh và chuỗi cung ứng. Đề cương dự kiến bao gồm bốn chủ đề chính:
- Giới thiệu về thực hành kinh doanh có trách nhiệm
- Hiểu về lao động cưỡng bức và mua bán người
- Tính dễ tổn thương của người lao động di cư
- Hành động của doanh nghiệp trong việc nhận diện và giải quyết các rủi ro về lao động cưỡng bức và mua bán người
Kết thúc buổi hội thảo, IOM kêu gọi sự đóng góp của các hiệp hội doanh nghiệp, các công ty trong và ngoài nước trong việc đưa ra phản hồi và tham gia giai đoạn thử nghiệm của chương trình đào tạo trực tuyến.
Để biết thêm thông tin về chương trình, vui lòng liên hệ bà Anastasia Vynnychenko, Cán bộ dự án thuộc phái đoàn IOM tại Việt Nam (avynnychenko@iom.int) hoặc bà Nguyễn Thị Minh Hiền, Trợ lý dự án (mhiennguyen@iom.int).