-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
IOM tăng cường triển khai hỗ trợ người di cư tại tỉnh Lào Cai
Lào Cai, 11/2017
Phái đoàn Tổ chức Di cư Quốc tế tại Việt Nam (IOM Việt Nam) đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Lào Cai vào tháng 11. Trong 03 ngày công tác tại Lào Cai, đoàn Cán bô chương trình IOM đã gặp gỡ các cơ quan chức năng của tỉnh và các nạn nhân bị mua bán trở về nhằm cập nhật về tình hình mua bán người tại địa phương cũng như tìm hiểu về các nhu cầu phục vụ tái hòa nhập của các nạn nhân. Chuyến công tác là một phần hoạt động thuộc Chương trình “Bảo vệ và Hỗ trợ người di cư” do Cục dân số, Tị nạn và Di cư Hoa Kỳ tài trợ.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, IOM đã có cuộc họp với Chi cục Phòng chống Tệ nạn xã hội và Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai để trao đổi về tình hình mua bán người tại địa phương và những thách thức trong công tác phòng, chống tội phạm mua bán người tại Lào Cai, trong công tác xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân. Đây là những lĩnh vực ưu tiên để hai bên xác định các hoạt động hợp tác trong thời gian tới.
IOM cũng đã đến thăm và tặng quà cho các 12 học viên tại nhà Nhân Ái– một cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về của tỉnh Lào Cai. Tại đây, IOM cũng đã thực hiện phỏng vấn tìm hiểu về nhu cầu tái hòa nhập của một số trẻ em bị mua bán trở về nhằm bổ sung cho các báo cáo và hỗ trợ các nạn nhân thích nghi lại với cộng đồng một cách thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Cuối chuyến công tác, IOM Việt Nam cũng đã đến gặp gỡ, thăm hỏi những người trở về đang tái hòa nhập tại gia.
Những kết quả đạt được trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Lào Cai được kỳ vọng sẽ là một trong những nền tảng cho các hoạt động hỗ trợ người di cư trong khuôn khổ dự án MAPP được thực hiện năm 2018.