-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
IOM Việt Nam công bố nghiên cứu định tính về rủi ro bị bóc lột của lao động di cư Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh – Phái đoàn Tổ chức di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam công bố nghiên cứu định tính “Tính dễ bị tổn thương và rủi ro bị bóc lột của lao động di cư Việt Nam”. Nghiên cứu xem xét những trải nghiệm của người lao động di cư Việt Nam trong suốt quá trình tuyển dụng, làm việc tại quốc gia tiếp nhận và khi trở về nước, cũng như đi sâu phân tích tính dễ bị tổn thương và các rủi ro bị bóc lột lao động.
Di cư lao động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của Việt Nam. Điều này có thể nhận thấy qua sự gia tăng của dòng kiều hối, tác động làm giảm bớt áp lực lên thị trường lao động trong nước và tăng cường chuyển giao kỹ năng. Tuy nhiên, những hạn chế trong việc giám sát các công ty tuyển dụng, cũng như trong thực thi luật, đã dẫn đến sự tồn tại của những hành vi thiếu trách nhiệm trong tuyển dụng tại Việt Nam. Điều đó khiến người lao động di cư Việt Nam có thể phải đối mặt với những rủi ro về lao động cưỡng bức và tình trạng bị buôn bán.
Nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết của việc đánh giá một cách toàn diện về hành trình di cư của người lao động Việt Nam tới những quốc gia tiếp nhận phổ biến bao gồm Nhật Bản, Tỉnh Đài Loan thuộc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Đại Hàn Dân Quốc, đồng thời xem xét những rủi ro và tính dễ bị tổn thương ở những giai đoạn khác nhau của hành trình di cư lao động.
Nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị nhằm hỗ trợ các cơ quan hoạch định chính sách và các bên liên quan trong việc tăng cường biện pháp bảo vệ lao động di cư Việt Nam khỏi các hành vi bóc lột trong tuyển dụng và sử dụng lao động.
Nghiên cứu định tính này được thực hiện dưới sự hỗ trợ của Quỹ Phát triển của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM Development Fund) và Quỹ Toàn cầu nhằm Chấm dứt Nô lệ hiện đại (Global Fund to End Modern Slavery). Các phương pháp nghiên cứu định tính được áp dụng bao gồm phỏng vấn sâu, nghiên cứu hộ gia đình điển hình và phỏng vấn những người cung cấp thông tin chính. Nghiên cứu đồng thời được Viện Phát triển ngoài nước (Overseas Development Institute) phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (Institute for Family and Gender Studies) hỗ trợ.
Nghiên cứu là một phần trong nỗ lực của IOM nhằm thực hiện Thỏa thuận Toàn cầu về Di cư Hợp pháp, an toàn, và có trật tự (GCM) và hiện thực hóa các Mục tiêu phát triển bền vững về di cư (SDGs).
Đọc toàn bộ nghiên cứu bằng tiếng Anh hoặc Tiếng Việt.
Để tìm hiểu thêm thông tin về nghiên cứu, vui lòng liên hệ Bà Nguyễn Thu Hương qua địa chỉ email thuongnguyen@iom.int
Mọi liên hệ về truyền thông, vui lòng gửi đến Bà Nguyễn Thị Hồng Yến qua địa chỉ email thihnguyen@iom.int