-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
IOM Việt Nam cung cấp hỗ trợ tiền mặt đa mục đích cho người lao động di cư trở về bị ảnh hưởng bởi COVID-19
Ngày 25 và 26 tháng 1 năm 2022, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tại tỉnh Hà Tĩnh hỗ trợ tiền mặt đa mục đích cho 432 người lao động di cư trong nước trở về tại huyện Thạch Hà và huyện Kỳ Anh. Mỗi cá nhân nhận được 1 triệu đồng (tương đương 44,18 USD) để mua sắm các vật dụng thiết yếu.
Đại dịch COVID-19 và những hệ luỵ về kinh tế xã hội đã tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng dễ bị tổn thương của người lao động di cư. Tại Việt Nam, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư vào cuối tháng 4 năm 2021 đã buộc hàng nghìn lao động di cư nội địa phải rời các thành phố lớn do các biện pháp phong toả nghiêm ngặt và tình trạng gián đoạn hoạt động kinh doanh. So với các tỉnh khác, Hà Tĩnh đón một số lượng lớn người lao động di cư trong nước trở về, trong đó bao gồm người lao động hợp đồng độc lập, công nhân nhà máy hoặc lao động trong khu vực phi chính thức. Họ không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bị mất hoặc giảm thu nhập và không đủ khả năng trang trải chỗ ở và các nhu cầu thiết yếu.
Hoạt động cấp phát tiền mặt hướng đến những người lao động di cư trong nước trở về cần được hỗ trợ khẩn cấp để phục hồi sau COVID-19. Hoạt động dựa trên quy trình sàng lọc thực hiện bởi chính quyền địa phương và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, dưới sự giám sát của IOM Việt Nam.
Bà Park Mi Hyung, trưởng Phái đoàn IOM Việt Nam cho biết: “Người lao động di cư, đặc biệt là những người làm việc trong khu vực phi chính thức, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19. Đợt bùng phát dịch bệnh mới nhất ở Việt Nam đã khiến nhiều người lao động di cư trong nước phải trở về quê hương của họ mà không hề có nguồn lực tài chính vững chãi để dựa vào. Khi trở về, họ tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu cơ hội việc làm. Chúng ta cần phải đưa ra những biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của COVID-19 đối với người lao động di cư, giúp họ đáp ứng những nhu cầu cơ bản.”
Bà Trần Thị Hải Việt, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho biết: “Tỉnh Hà Tĩnh phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc hỗ trợ lao động di cư trở về do đại dịch COVID-19. Hỗ trợ tiền mặt của IOM là một sáng kiến thiết thực và rất cần thiết nhằm góp phần giảm bớt các tác động về kinh tế của COVID-19 đối với người lao động di cư, gia đình họ và cộng đồng địa phương. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng các hoạt động cấp phát tiền mặt được thực hiện một cách minh bạch để tiền hỗ trợ đến tay những người có nhu cầu”.
Hoạt động thuộc trong khuôn khổ dự án đa bên cấp khu vực kéo dài 18 tháng của IOM do Chính phủ Thụy Điển tài trợ nhằm tăng cường công tác bảo vệ người lao động di cư ở châu Á bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Đây là một phần trong chương trình CREST của IOM, một chương trình hợp tác khu vực nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền con người và quyền lao động của người di cư trong các hoạt động kinh doanh và chuỗi cung ứng lao động quốc tế.
***
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: bà Vũ Nguyệt Minh (mvu@iom.int)
Liên hệ truyền thông: bà Nguyễn Thị Hồng Yến (thihnguyen@iom.int)