-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Phó tổng Giám đốc IOM – Bà Laura Thompson viếng thăm IOM Việt Nam
“Nhiều sự thay đổi đang diễn ra và cách thức hoạt động của chúng ta cũng sẽ không thể giữ nguyên” – Bà Laura Thompson, Phó Tổng giám đốc của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), khẳng định tại buổi gặp gỡ tại Hà Nội với các cán bộ chương trình thuộc Phái đoàn IOM tại Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam trong bốn ngày.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bà Laura Thompson nhấn mạnh vai trò ngày càng lớn của IOM trong bối cảnh có nhiều thay đổi chiến lược đang diễn ra, bao gồm việc IOM trở thành tổ chức thành viên của Liên Hợp Quốc, sự thay đổi cơ cấu lãnh đạo gần đây của tổ chức và khả năng cao của việc thông qua Công ước toàn cầu về di cư. Trong đó, sự ra mắt của Công ước có ý nghĩa quan trọng bởi đây được xem là thỏa thuận quốc tế đa bên đầu tiên, với sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, hướng đến giải quyết toàn diện các vấn đề liên quan đến di cư quốc tế. Để đưa 23 mục tiêu của Công ước vào thực tiễn, IOM được kỳ vọng sẽ đóng vai trò điều phối chính trong mạng lưới rộng lớn gồm các Chính phủ và tổ chức quốc tế. Bà Laura Thompson, do đó, kêu gọi các cán bộ Phái đoàn tại Việt Nam không chỉ tiếp tục làm tốt các công việc hiện tại mà cần tăng cường hợp tác chặt chẽ với Chính phủ và các cơ quan khác thuộc Liên Hợp Quốc.
Bên cạnh buổi tọa đàm với Phái đoàn IOM Việt Nam tại tòa nhà Liên Hợp Quốc, từ ngày 11 đến 14 tháng 11, Bà Laura Thompson cũng đã gặp gỡ đại diện Văn phòng Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam và các đại diện cấp cao của Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Phó tổng giám đốc của IOM cũng đã đến thăm các văn phòng chi nhánh của IOM Việt Nam tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm bộ phận chương trình, Trung tâm tiếp nhận hồ sơ thị thực Canada (CVAC) và Chương trình đánh giá sức khỏe di cư (HAP).