-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Thiên tai và Cơ hội làm tăng di cư nội địa tại Việt Nam
20 tháng Giêng năm 2015
Sự kết hợp giữa hai yếu tố rủi ro thiên tai tại các vùng nông thôn và cơ hội tại thành thị đang làm tăng mạnh di cư nội địa tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu sẽ được Tổ chức Di cư Quốc tế báo cáo vào tuần này.
“Nghiên cứu IOM thực hiện cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy tầm quan trọng của di cư nội địa tại Việt Nam”, ông David Knight, Trưởng phái đoàn IOM tại Việt Nam cho biết. “Tiềm năng mà chúng ta có thể khai thác từ những gì di cư mạng lại cho phát triển nông thôn là rất lớn, và những thay đổi một cách sáng tạo trong chính sách có thể giúp tăng ảnh hưởng tích cực của dòng di cư lao động này đến các cộng đồng tại nông thôn.”
Nghiên cứu tập trung vào hai mảng di cư đặc biệt quan trọng đối với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới: di cư nông thôn-thành thị và tái định cư do môi trường.
Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng từ thiên tai trong vùng châu Á – Thái Bình Dương, với hơn 70% dân số có thể chịu rủi ro bởi các dạng thiên tai khác nhau. Việt Nam đã có nhiều chương trình và chính sách tái định cư nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đối với mảng di cư lao động nông thôn – thành thị, nghiên cứu đo lường mức độ ảnh hưởng của di cư đến nguồn nhân lực, sinh kế của người dân cũng như nền kinh tế nông thôn; xác định nhu cầu của người di cư và của gia đình họ và những hỗ trợ cần thiết để tối đa hóa lợi ích của di cư đối với phát triển nông thôn. Đối với mảng tái định cư, nghiên cứu phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường có tác động tối đa hóa hiệu quả của các mô hình tái định cư.
Một người dân được phỏng vấn trong nghiên cứu đã có những chia sẻ rất tích cực sau khi dời khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt chuyển đến sống tại khu tái định cư: “Ở đây được cái thoải mái là khô ráo, thứ hai có đường lộ đi tới đi lui. Sau khi làm lộ lại mình cũng thấy thoải mái, đi tới lui dễ dàng, phương tiện đi mần ăn cũng dễ, bã xã đi mần trên kia cũng tiện hơn hồi ở trong kia. Trong kia thì vất vả còn ra đây sống thì thoải mái hơn”.
Các kết quả của nghiên cứu sẽ được thảo luận tại một hội thảo tổ chức tại Hà Nội vào ngày thứ Tư, với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, các chuyên gia nghiên cứu và chính sách và các bên liên quan khác, nhằm thảo luận về mối liên hệ đan cài và phức tạp giữa phát triển nông thôn, di cư nông thôn-thành thị và tái định cư do môi trường. Các hàm ý và khuyến nghị chính sách cũng sẽ được thảo luận.
Nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ của Chương trình chung của Liên hợp quốc Hỗ trợ thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.
Để biết thêm thông tin xin liên hệ ông David Knight, Trưởng phái đoàn IOM tại Việt Nam tại địa chỉ: dknight@iom.int