-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Tiếp cận liên ngành trong công tác chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2021 – Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) – Cơ quan Di cư Liên Hợp quốc phối hợp với Văn phòng Bộ Công an tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (gọi tắt là TMSV) sau 3 năm triển khai (2018-2021). Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến, với sự tham dự của đại biểu đến từ các tổ chức quốc tế, các cơ quan chính phủ và đối tác tại 5 tỉnh/thành phố địa bàn dự án.
Dưới sự tài trợ của Bộ Nội vụ Vương quốc Anh, IOM cùng các đối tác là Hội đồng Anh và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam và các cơ quan chính phủ đã triển khai các hoạt động đa dạng theo hướng tiếp cận liên ngành nhằm thay đổi hành vi, tăng cường hỗ trợ, tiếp cận pháp lý và tái hoà nhập cho nạn nhân của mua bán người.
Tại Hội thảo, các đại biểu chia sẻ những bài học kinh nghiệm và thực hành tốt về công tác phối hợp liên ngành, các hoạt động hỗ trợ tại cộng đồng, cũng như đề xuất phương hướng hợp tác nhằm tiếp tục duy trì và nâng cao tính hiệu quả của công tác phòng, chống mua bán người tại các địa phương.
Bà Park Mihyung, Trưởng phái đoàn IOM tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo: “Đại dịch COVID-19 có khả năng làm gia tăng nạn mua bán người. Cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu đã làm trầm trọng hơn nạn đói nghèo và tình trạng dễ bị tổn thương của những nhóm yếu thế trong xã hội. Với điều kiện kinh tế ngày một sa sút, họ dễ dàng trở thành nạn nhân của bóc lột lao động, bóc lột tình dục.”
Bà Park chia sẻ: “Dự án đã đạt được những kết quả không thể phủ nhận trong mỗi hợp phần: Phòng ngừa, Truy tố, Bảo vệ. Dựa trên mối quan hệ đối tác liên ngành bền chặt, sâu sắc với các cơ quan, tổ chức cùng chung tay ngăn chặn nạn mua bán người, chúng tôi cam kết hành động để tạo ra những thay đổi dài hạn trong công tác phòng chống mua bán người ở Việt Nam.”
Tiếp nối những thành công và bài học kinh nghiệm từ Dự án, IOM sẽ đẩy mạnh nỗ lực hợp tác với các đối tác, hành động vì di cư an toàn, hợp pháp, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, thúc đẩy đối thoại và sự tham gia của các bên liên quan, và phát triển những lĩnh vực hợp tác mới, nhằm hỗ trợ di cư an toàn, phòng chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại.