-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Trao quyền cho thanh thiếu niên dẫn đầu phong trào toàn quốc phòng, chống mua bán người và kiến tạo thay đổi
Hà Nội, ngày 2 tháng 8 năm 2024 – Sáng nay, hơn 200 sinh viên từ các trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội và những gương mặt trẻ tài năng từ Cuộc thi sáng kiến truyền thông của thanh niên thúc đẩy di cư an toàn và phòng, chống mua bán người do Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức đã cùng tham gia “Đối thoại cùng lãnh đạo: Phụ nữ và Thanh thiếu niên tích cực đẫn dầu công tác truyền thông phòng, chống mua bán người” để cùng trao đổi với lãnh đạo từ các cơ quan Chính phủ, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp nhằm kêu gọi phối hợp hành động toàn diện để trao quyền cho thanh thiếu niên đóng góp vào công cuộc phòng, chống mua bán người.
Đây là lần đầu tiên đối thoại giữa thanh niên và lãnh đạo về chủ đề phòng, chống mua bán người được tổ chức bởi Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) trong khuôn khổ hợp tác với Chính phủ Vương quốc Anh.
Sự kiện thuộc chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người của Việt Nam, diễn ra từ ngày 1 tháng 7 đến ngày 30 tháng 9 năm 2024. Với sự đồng hành của các cơ quan thuộc Liên Hợp quốc tại Việt Nam, IOM Việt Nam đặt mục tiêu nâng cao tầm quan trọng của các nỗ lực toàn diện và tập trung để bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên trước những rủi ro của mua bán người và giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương, tăng cường khả năng tự bảo vệ bản thân và bảo vệ trẻ em trước nguy cơ của mua bán người.
Trên thế giới, trung bình cứ 3 nạn nhân của mua bán người thì có 1 nạn nhân là trẻ em – ở một số khu vực, tỷ lệ này còn cao hơn rất nhiều – và nạn nhân là trẻ em có nguy cơ phải đối mặt với bạo lực cao hơn gấp đôi so với người trưởng thành. Nghiên cứu của IOM chỉ ra rằng không có nhóm tuổi, giới tính hay quốc tịch nào miễn nhiễm với nguy cơ bị mua bán. Hơn 50% các trường hợp mua bán trẻ em có sự tham gia của các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè. Những kẻ mua bán người cũng đang tận dụng triệt để các nền tảng trực tuyến không ngừng phát triển để dễ dàng tiếp cận trẻ em.
Bà Park Mi-Hyung, Trưởng Phái đoàn IOM Việt Nam, nhận định rằng, những nỗ lực chỉ đạo của Việt Nam nhằm thúc đẩy hiệu quả di cư an toàn và phòng, chống mua bán người, đặc biệt là nỗ lực của Chính phủ trong công tác hoàn thiện Luật Phòng, chống mua bán người sửa đổi năm 2011, là những cột mốc đáng chú ý và thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong công cuộc đấu tranh với loại tội phạm này. Việc sửa đổi luật sẽ đặt nền tảng vững chắc hơn để giải quyết các xu hướng ngày càng phức tạp của nạn mua bán người vốn đang trở nên phức tạp hơn do những thách thức về kinh tế - xã hội.
Trưởng Phái đoàn IOM Việt Nam cũng nhấn mạnh rằng thế hệ thanh niên ngày nay phải đối mặt với thực tế có nhiều lợi hại đan xen trong cuộc chiến chống mua bán người. Với gần 2.4 tỷ thanh niên toàn cầu, đây là thế hệ lớn nhất trong lịch sử. Trong số 281 triệu người di cư quốc tế, khoảng 11,3% là người dưới 24 tuổi. Trong khi đó, tại Việt Nam, có hơn 22 triệu người trẻ trong độ tuổi từ 16 đến 30 và nhiều bạn trẻ đã và đang cân nhắc việc rời khỏi quê hương để có cơ hội làm việc và học tập tốt hơn.
Những kẻ mua bán người có xu hướng lợi dụng các nền tảng trực tuyến để “giăng bẫy” lao động trẻ, những người hoạt động sôi nổi trên không gian mạng. Tuy nhiên, chính những người trẻ cũng nắm giữ sức mạnh để kiến tạo thay đổi. Với sự năng động, sáng tạo và nhanh nhạy với công nghệ, các bạn trẻ có khả năng phát triển các giải pháp sáng tạo nhằm chống lại nạn mua bán người trong thời đại kỹ thuật số. Do đó, việc đầu tư vào thế hệ trẻ sẽ khuyến khích các bạn hành động để bảo vệ bạn bè đồng trang lứa và phát huy triệt để tiềm năng để xây dựng một thế giới an toàn và kiên cường hơn.
Trong bài phát biểu khai mạc sự kiện, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Bà Pauline Tamesis, đã khẳng định: “Trong nỗ lực hợp tác chặt chẽ để giải quyết hiệu quả những thách thức do mua bán người gây ra, chúng ta cần tạo điều kiện để thanh thiếu niên trực tiếp tham gia xây dựng thông điệp vận động cho các chiến dịch phòng, chống mua bán người. Chúng ta cần hành động ngay bây giờ để tạo ra một môi trường cởi mở hơn nữa cho các hoạt động truyền thông, vận động do thanh thiếu niên dẫn đầu nhằm thúc đẩy thay đổi hành vi, đồng thời hỗ trợ người trẻ phát huy hết tiềm năng của mình”.
“Phòng chống di cư trái phép và mua bán người là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Anh. Chúng tôi cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam trong việc ngăn chặn và chống lại nạn mua bán người thông qua nâng cao năng lực, nhận thức, chia sẻ thông tin, truy tố tội phạm, và bảo vệ những người dễ bị tổn thương. Chúng tôi mong muốn lan tỏa thông điệp về những rủi ro của di cư trái phép và việc cân nhắc kĩ lưỡng các lựa chọn di cư để bảo vệ chính bản thân cá nhân và tương lai của mỗi gia đình,” Đại sứ Anh tại Việt Nam, Iain Frew chia sẻ.
Bên lề sự kiện đối thoại là không gian trưng bày và tương tác trải nghiệm “Thủ lĩnh tiên phong hội tụ: Cùng hành động để chấm dứt nạn mua bán người” mở cửa tự do cho thanh thiếu niên, gia đình và trẻ em, khuyến khích người tham gia chủ động nâng cao nhận thức về các dấu hiệu của mua bán người và trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt, đẩy lùi nguy cơ bị mua bán.
Để biết thêm thông tin về sự kiện, vui lòng liên hệ:
Bà Nguyễn Ngọc Trâm, Cán bộ Truyền thông, IOM Việt Nam – Email ngocnguyen@iom.int/ SĐT 0912893964
Thông tin chung:
Thông điệp của Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người 2024 là “Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người”
- Kết quả từ nghiên cứu “Từ bằng chứng đến hành động: Tổng hợp 20 năm dữ liệu của IOM về mua bán trẻ em” của IOM và Đại học Harvard thực hiện cho thấy không có độ tuổi, giới tính và quốc tịch nào miễn nhiễm với mua bán trẻ em và đây thực sự là mối lo ngại toàn cầu. Theo Báo cáo về nạn mua bán người toàn cầu của UNODC, cứ 3 nạn nhân của mua bán người thì có 1 nạn nhân là trẻ em. Dù đã có nhiều nỗ lực để giải quyết vấn đề này, một số lượng lớn trẻ em vẫn tiếp tục trở thành nạn nhân của những đối tượng mua bán người trên toàn thế giới do các yếu tố xã hội, kinh tế, môi trường và chính trị bất ổn dẫn đến các hành vi bóc lột và phân biệt đối xử.
- Đấu tranh chống mua bán người cần được coi là ưu tiên trên toàn cầu đồng thời cân nhắc các biện pháp phù hợp với bối cảnh của từng quốc gia và với sự giao thoa phức tạp của các yếu tố cá nhân, cộng đồng và xã hội có thể ảnh hưởng đến trẻ em.