-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Nghiên cứu về Bạo lực Giới đối với các Phụ nữ di cư là Công nhân nhà máy
Thời gian: Tháng 10 năm 2006 – Tháng 6 năm 2007
Địa điểm: Các khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và khu vực xung quanh
Trong khi bạo lực gia đình đã thu hút được sự quan tâm trong những năm gần đây, thì bạo lực tình dục và bạo lực giới vẫn không thường xuyên được đề cập một cách đầy đủ. Điều này đã dẫn tới việc gần như chúng ta không có thông tin về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ di cư. Với hơn ba triệu người di cư sống ở thành phố Hồ Chí Minh và gần một triệu người di cư ở Hà Nội, việc tăng cường nhận thức của họ về những vấn đề này là rất quan trọng.
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm cải thiện hiểu biết về tình trạng bạo lực đối với nữ công nhân di cư ở Việt Nam và cung cấp thông tin chính xác về nhận thức, trải nghiệm và phản ứng của phụ nữ di cư đối với bạo lực giới mà có thể được sử dụng để hỗ trợ các nỗ lực vận động thông qua xây dựng chính sách và chương trình.
IOM đã hợp tác với Trung tâm Thúc đẩy Chất lượng Cuộc sống, một tổ chức phi chính phủ địa phương, để nghiên cứu với các mục tiêu sau:
- Xác định bản chất, quy mô và mức độ của bạo lực giới đối với công nhân nhà máy di cư;
- Xây dựng cơ sở hiểu biết về những mối lo lắng, nhận thức, hành vi và sự quan tâm liên quan đến bạo lực giới đối với công nhân nhà máy;
- Xác định các dịch vụ, và việc tiếp cận các dịch vụ dành cho công nhân di cư làm việc tại nhà máy.