-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Khủng hoảng ở Libi: IOM hỗ trợ việt nam và người lao động di cư việt nam thoát khỏi bạo lực ở Libi
Di tản và Hồi hương an toàn về Việt Nam
I. Tình hình chung
- Trong số khoảng 10.500 lao động di cư Việt Nam ở Libi, khoảng 9.300 người giờ đã trở về Việt Nam và khoảng 1200 đang trở về bằng tàu biển. Nhóm cuối cùng gồm 293 lao động di cư bị mắc kẹt tại Algeri đã trở về an toàn bằng máy bay vào ngày 13/3/2011 (do chính phủ Việt Nam tổ chức) - Hiện nay, không còn công dân hay dân lao động người Việt Nam nào cần sơ tán bị mắc kẹt ở Libi.
- Hầu hết các chuyến bay trở về được tổ chức và tài trợ bởi Chính phủ Việt Nam (GovVN) và các công ty lao động. IOM hỗ trợ và bổ xung vào các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam thông qua một số lượng đáng kể các chuyến hồi hương và trợ giúp khác trong khu vực xẩy ra khủng hoảng và tại Việt Nam.
II. IOM đã cung cấp những trợ giúp dưới đây cho Việt Nam và công dân Việt Nam
- Hỗ trợ các nhóm công tác VN/Đại sứ quán trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Tại Việt Nam: liên lạc, phối hợp và tư vấn cho Chính phủ Việt Nam; giám sát các chuyến hồi hương. Phối hợp với Chính phủ Việt Nam hỗ trợ đón tiếp tại sân bay đối với hồi hương do IOM tổ chức.
- Hợp tác với Cao Ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR), và các đối tác Liên Hiệp Quốc và phi chính phủ khác, hỗ trợ đăng ký và cung cấp các cứu trợ nhân đạo (lương thực, nước, vv ..) cho khoảng 1.600 lao động Việt Nam tại biên giới Tunisi và khoảng 1,000 lao động VN ở Ai Cập.
- Hỗ trợ đưa lao động Việt Nam từ các biên giới đến sân bay hay các trại quá cảnh tại Ai Cập và Tunisi (khoảng 2,000 lao động Việt Nam).
- Cung cấp nơi tạm trú và trợ giúp nhân đạo ở Malta cho một nhóm gồm 85 người dân VN.
- Hỗ trợ làm các thủ tục check-in và hỗ trợ nhân đạo cho người hồi hương từ Thổ Nhĩ Kỳ, tại sân bay ISTANBUL (các chuyến bay trở về do công ty sử dụng lao động và chính phủ Việt Nam tổ chức) cho hơn 1,000 lao động Việt Nam. Ít nhất đã có 506 trường hợp được hỗ trợ quá cảnh, 195 trường hợp được cung cấp thức ăn/ nước uống tại sân bay Kuala Lumpur.
- Trong một số trường hợp nhân đạo khẩn cấp, IOM đã tổ chức và chịu toàn bộ chi phí các chuyến hồi hương bằng máy bay thương mại và máy bay thuê chuyến (tổng cộng 557 lao động Việt Nam).
Để biết chi tiết, xin xem thống kê sau đây:
TT |
Số hiệu chuyến bay |
Điểm khởi hành |
Số lượng hồi hương |
Ngày đến |
Thời gian đến |
Số hiệu chuyến bay |
Điểm đến |
1 |
EGB0519 |
Egypt |
24 |
02.03.2011 |
19.55 |
TG 556 |
HCMC |
2 |
EGB0529 |
Egypt |
38 |
03.03.2011 |
18.15 |
VN 744 |
Hanoi |
3 |
EGB0531 |
Egypt |
29 |
03.03.2011 |
23.15 |
CZ 371 |
Hanoi |
4 |
EGB0536 |
Egypt |
7 |
04.03.2011 |
18.15 |
VN 744 |
Hanoi |
5 |
EGB0535 |
Egypt |
18 |
05.03.2011 |
18.15 |
VN 744 |
Hanoi |
6 |
EGB0537 |
Egypt |
28 |
05.03.2011 |
15.30 |
VN 791 |
Hanoi |
7 |
EGB0546 |
Egypt |
10 |
06.03.2011 |
18.15 |
LH 722 |
HCMC |
8 |
EGB0539 |
Egypt |
10 |
06.03.2011 |
19.55 |
TG 556 |
HCMC |
9 |
EGB0561 |
Egypt |
28 |
08.03.2011 |
18.15 |
VN 744 |
Hanoi |
10 |
TBA |
Tunisia |
151 |
09.03.2011 |
15:10 |
MWA2102 |
Hanoi |
11 |
TBA |
Tunisia |
150 |
09.03.2011 |
15;25 |
MWA2202 |
Hanoi |
12 |
EGB0582 |
Cairo - Egypt |
21 |
09.03.2011 |
18.15 |
VN 744 |
Hanoi |
13 |
EGB0580 |
Cairo - Egypt |
43 |
09.03.2011 |
19.55 |
TG 556 |
HCMC |
Tổng cộng: 557 trường hợp
III. Những thách thức tiếp theo
IOM Việt Nam, phối hợp với Bộ LĐTB & XH cần xây dựng các dự án hỗ trợ tiếp theo dành cho người hồi hương tại Việt Nam.