-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Xây dựng Năng lực Giám sát và Đánh giá (M&E) để Tăng cường công tác Phòng-Chống Mua bán người tại Việt Nam
Thời gian: 21 tháng (2013 - 2015)
Việt Nam vừa là nguồn cung, vừa là đích đến của đàn ông, phụ nữ và trẻ em mà là nạn nhân của mua bán người; họ chủ yếu bị mua bán cho mục đích bóc lột lao động, nhưng cũng cho cả việc bóc lột tình dục. Năm 2011, Chính phủ đưa ra đạo luật mới về phòng chống buôn bán người và Kế hoạch hành động Quốc gia 5 năm (NPA), đánh dấu sự cam kết của Việt Nam trong tăng cường điều tra và truy tố các trường hợp mua bán người, cũng như xác định và bảo vệ nạn nhân.
Mục tiêu tổng thể của dự án là nâng cao năng lực thực hiện của Ban chỉ đạo Quốc gia để thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia 2011 – 2015 một cách hiệu quả. Mục tiêu cụ thể là để hỗ trợ việc thiết lập một cơ chế giám sát và đánh giá vững chắc để đánh giá một cách hiệu quả tính hiệu quả của việc thực hiện Luật phòng-chống mua bán người và các chương trình hỗ trợ.
Để đạt được các mục tiêu này, IOM sẽ theo đuổi cách tiếp cận theo hai hướng: hỗ trợ chính sách trực tiếp và xây dựng năng lực cho các cán bộ chính sách. Trước tiên, IOM sẽ hỗ trợ Bộ Công an (MPS) để sửa đổi và cải thiện các chỉ số quốc gia về giám sát và đánh giá (M&E) phòng-chống mua bán người hiện có. Thứ hai, IOM sẽ hỗ trợ phát triển một chương trình tập huấn nhằm xây dựng năng lực cho các cán bộ chính sách liên quan về các chi tiết cụ thể của M&E trong các hoạt động can thiệp phòng-chống buôn bán người.