-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Hội nghị đánh giá công tác thực hiện hiệp định hợp tác song phương về phòng chống mua bán người và quy chuẩn về xác minh xác định và hồi hương nạn nhân giữa Việt Nam và Campuchia
Campuchia, 4-5/10/2016
Trong 2 ngày 4-5/10/2016, tại tỉnh Sihanouk Ville, Campuchia, với sự tài trợ từ 1 số tổ chức quốc tế trong đó có IOM với kinh phí từ IDC, cơ quan chức năng liên ngành 2 nước Việt Nam và Campuchia đã tổ chức thành công Hội nghị đánh giá công tác thực hiện Hiệp định hợp tác song phương về phòng chống mua bán người và Quy chuẩn về xác minh xác định và hồi hương nạn nhân giữa 2 nước. Hiệp định này được ký kết ngày 10/10/2005 và được sửa đổi bổ sung ngày 28/9/2012.
Trong 5 năm thực hiện Hiệp định từ 2011 đến 2015, chính phủ 2 nước đã ban hành nhiều văn bản quy định, giải thích việc thực hiện Hiệp định, tổ chức truyền thông, vận động phòng chống mua bán người, chuyển giao thông tin và duy trì phối hợp triển khai các đợt cao điểm trấn áp ở các địa bàn đường biên giới. Trong quá trình thực hiện Quy trình chuẩn về cơ bản đã tuân thủ những bước chính, bên cạnh đó cũng xác định cần tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, rà soát, hoàn thiện và áp dụng các biểu mẫu hồi hương trong thời gian tới.
Chính phủ hai nước đã thảo luận và nhất trí thông qua Kế hoạch Hành động chung thực hiện Hiệp định song phương trong giai đoạn 2017-2020 với 5 nội dung chính: Cơ chế điều phối thực hiện Hiệp định, Hoạt động phòng ngừa mua bán người, Thực hiện Quy chuẩn về xác minh xác định nạn nhân, Hợp tác trong điều tra và xử lý tội phạm mua bán người và Giám sát và đánh giá việc thực hiện Hiệp định.