-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Hội thảo đa phương về Phòng, chống mua bán người giữa các tỉnh Quảng Trị (Việt Nam), Savannakhet và Salavan (Lào), và Mukdahan (Thái Lan)
Quảng Trị , 22 tháng 07
Vào ngày 22/07, IOM Việt Nam phối hợp với Hội Phụ nữ tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội thảo đa phương về Phòng, chống mua bán người giữa các tỉnh Quảng Trị (Việt Nam), Savannakhet và Salavan (Lào), và Mukdahan (Thái Lan).
Hội thảo đã nhận được sự tham gia tích cực và trao đổi hiệu quả giữa đại biểu từ Hội Phụ nữ tỉnh Quảng Trị, tỉnh Savannakhet và Salavan, Ủy ban Phát triển Phụ nữ tỉnh Mukdahan, cùng các cơ quan chức năng tại 4 tỉnh như Ủy ban Nhân dân, Công an, Bộ đội Biên phòng …
Tình hình thực tế, những hoạt động và kinh nghiệm truyền thông và những thách thức trong công tác phòng chống mua bán người đã được chia sẻ để cùng xây dựng một chương trình phối hợp hành động cho 4 tỉnh. Hội thảo cũng đã thảo luận về cơ chế trao đổi thông tin và giao ban định kỳ nhằm thúc đẩy hợp tác đa phương giữ các tỉnh của 3 nước.
Đây là hoạt động nằm trong dự án “Giảm tính dễ bị tổn thương của người di cư nhằm ngăn ngừa Buôn bán người và Bảo vệ nạn nhân, đặc biệt là đối tượng trẻ em, tại một số Đặc khu Kinh tế và Hành lang Kinh tế tại Campuchia, Lào và Việt Nam” được sự tài trợ từ Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế của Chính phủ Italia.