-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
IOM và Cục Quản lý Lao động Ngoài nước tăng cường phổ biến Pháp luật Người lao động Việt Nam Đi làm việc ở Nước ngoài theo Hợp đồng dành cho Doanh nghiệp dịch vụ và Trung tâm Dịch vụ Việc Làm, thúc đẩy di cư an toàn
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2023 – Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (DOLAB) đã hoàn thành chuỗi hội nghị phổ biến về Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (gọi tắt là Luật 69) và các văn bản pháp lý liên quan cho lãnh đạo các doanh nghiệp dịch vụ và các Trung tâm Dịch vụ việc làm. Chuỗi hội nghị đã thu hút sự tham gia tích cực của 114 lãnh đạo doanh nghiệp dịch vụ các tỉnh phía Bắc Việt Nam và 70 lãnh đạo thuộc các Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
Tham dự hội nghị dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp, các đại biểu đã có cơ hội làm rõ, trao đổi ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm về việc thực hiện Luật 69, có hiệu lực từ tháng 1/2022, và các văn bản pháp luật kèm theo. Thông qua đó, đại diện các doanh nghiệp được trực tiếp tìm hiểu về những sửa đổi, quy định bổ sung về doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ, cũng như các quy định về các khoản tiền và phí được phép thu từ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Hội nghị dành cho các Trung tâm Dịch vụ việc đã làm rõ về điều kiện, quyền và nghĩa vụ của đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Các đại biểu cũng nhận được sự giải đáp từ lãnh đạo và các chuyên gia của DOLAB và được lắng nghe đại diện IOM chia sẻ về xu hướng tuyển dụng công bằng và có trách nhiệm trên thế giới hiện nay.
Phát biểu tại hội nghị tại Hà Nội và Đà Nẵng, ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng DOLAB, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phổ biến pháp luật đối với doanh nghiệp và Trung tâm Dịch vụ việc làm. "Luật 69 và các văn bản pháp luật đi kèm có những điểm mới so với Luật 72 trước đó, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Doanh nghiệp và Trung tâm Dịch vụ việc làm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, tư vấn cho người lao động hiểu đúng và đầy đủ về các lựa chọn việc làm phù hợp với bản thân, các kênh tuyển dụng hợp thức, đồng thời hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về, tái hòa nhập cộng đồng."
Bà Park Mihyung, Trưởng phái đoàn IOM Việt Nam, đánh giá cao những nỗ lực mà hội nghị đạt được. "Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã và đang phải đối mặt với nhiều rủi ro bị bóc lột trong quá trình tuyển dụng, làm việc cũng như gặp khó khăn với việc tái hòa nhập khi trở về Việt Nam. Luật 69 đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài, hứa hẹn mang lại cho họ một môi trường tuyển dụng, làm việc ổn định, công bằng và an toàn hơn.”
“IOM tự hào được đồng hành cùng DOLAB trong việc tăng cường phổ biến Luật 69 đến với tất cả các đối tượng, từ doanh nghiệp, các cơ quan hữu quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến lĩnh vực đảm bảo quyền và phúc lợi cho người lao động Việt Nam, hướng đến mục tiêu cao nhất để đảm bảo quyền lợi của người lao động Việt Nam và thúc đẩy di cư an toàn, hợp thức tại Việt Nam và trong khu vực,” bà Park Mihyung cho hay.
Luật 69, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022, hướng tới sự tương thích giữa pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Luật này cũng hướng tới cải cách cách thủ tục hành chính, loại bỏ, sửa đổi những quy định không còn phù hợp, bổ sung các quy định cụ thể, rõ ràng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Để tìm hiểu thông tin chi tiết về Luật 69/2020/QH14, xem tại đây.
Thông tin thêm cho phóng viên:
Hội nghị dành cho các doanh nghiệp dịch vụ được tổ chức tại Hải Phòng (ngày 25/10/2023) và tại Hà Nội (ngày 14/11/2023). Hội nghị dành cho các Trung tâm Dịch vụ việc làm được tổ chức tại Hải Phòng (ngày 26/10/2023) và Đà Nẵng (ngày 3/11/2023).