-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Rà soát Chính sách về Di biến động và HIV
Thời gian: tháng 7 năm 2005 – tháng 6 năm 2008
Địa điểm: Hà Nội
Các chính phủ, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ địa phương, và các tổ chức tài chính đã có các báo cáo ngày càng tăng lên về nguy cơ tổn thương đối với HIV tại các địa phương và nơi làm việc mà thu hút và là nơi cư trú của người di cư và di biến động. Rất cần thiết yếu để hiểu biết về luật và chính sách ảnh hưởng tới các cộng động này và việc thực hiện cũng như thực thi các luật và chính sách này.
Tự rà soát Chính sách Quốc gia là công cụ để các Chính phủ khu vực Đông Nam Á và Các tỉnh Nam Trung Quốc so sánh sự phù hợp về chính sách của mình với các thỏa thuận quốc tế, khu vực, liên chính phủ và địa phương liên quan tới người di cư, dân di biến động và HIV, AIDS. Hợp tác với Chương trình HIV/AIDS khu vực Đông-Nam châu Á của Canada (CSEARHAP), IOM đã thực hiện, xuất bản và phân phát Báo cáo Tự đánh giá Quốc gia về Chính sách liên quan tới Di biến động và Giảm thiểu Tổn thương HIV tại Việt Nam, năm 2005.
Sau 2005, công cụ tự đánh giá đã được sửa và cập nhật sau khi nhận được phản hồi từ các cơ quan tham gia cấp quốc gia và khu vực. Với sự giúp đỡ kỹ thuật từ Nhóm đặc nhiệm Khu vực của LHQ về Di biến động và Giảm thiểu Tổn thương HIV (UNRTF), IOM đã sử dụng công cụ đã được cập nhật để tiến hành Tự đánh giá Chính sách Việt Nam 2008 để xác định những tiến bộ đã được thực hiện từ 2005 trong bốn lĩnh vực chính sách: Các thỏa thuận khu vực và quôc tế; Điều phối quốc gia và Lập kế hoạch; Phòng ngừa, điều trị, chăn sóc và hỗ trợ; và Giảm thiểu tổn thương. Báo cáo năm 2008 cũng bao gồm tóm tắt những khuyến nghị của những người được phỏng vấn khi tiến hành đánh giá.