-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Thời gian: 11/2018 – Hiện tại
Địa điểm triển khai dự án: Toàn quốc
Đơn vị tài trợ: Tổ chức Di cư Thế giới (IOM), Tổ chức Y tế Thế giới (IOM) và Quỹ Nippon thông qua Quỹ hỗ trợ Sasakawa
Đối tác phối hợp thực hiện: Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, Việt Nam và WHO, Việt Nam
Mô tả tóm tắt/Mục tiêu dự án: Đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người di cư và xây dựng khuyến nghị nhằm triển khai Nghị quyết 70.15 của Hội đồng Y tế Thế giới về tăng cường sức khỏe của người tị nạn và người di cư theo các cam kết toàn cầu.
Di cư tại Việt Nam có lịch sử lâu dài. Số liệu điều tra dân số gần đây cho thấy tỷ lệ người di cư nội địa tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng. Đồng thời Việt Nam cũng là nước có nhiều người di cư ra nước ngoài. Năm 2016 ước tính có khoảng 2,6 triệu người Việt Nam đang sống ở nước ngoài. Người di cư được xác định là những đối tượng dễ bị tổn thương phải đối mặt với những bất lợi và rào cản trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế tại Việt Nam, quốc gia quá cảnh và các nước đến.
Bộ Y tế Việt Nam đã cam kết thực hiện Nghị quyết 70.15 về Tăng cường sức khỏe của người tị nạn và người di cư được Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) thông qua tháng 5 năm 2017. Để đạt được mục tiêu của “Chương trình phát triển bền vững tầm nhìn 2030” dựa trên nguyên tắc “không ai bị bỏ lại phía sau”, điều bắt buộc là nhu cầu sức khỏe của người di cư phải được đáp ứng đầy đủ.
Bộ Y tế, IOM và WHO đã triển khai nghiên cứu phân tích thực trạng sức khỏe người di cư ở Việt Nam nhằm xác định nhu cầu, khoảng trống và ưu tiên của người di cư trong kế hoạch tương lai.
Hoạt động và kết quả mong đợi: Hoạt động chính của Dự án bao gồm tổng quan tài liệu, phỏng vấn sâu người di cư, thảo luận nhóm với các bên liên quan trong lĩnh vực sức khỏe người di cư. Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng văn bản hướng dẫn trong đó dự thảo chiến lược và kế hoạch hành động vì sức khỏe người di cư được phê duyệt. Cuối cùng, Dự án sẽ góp phần thúc đẩy khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người di cư và thúc đẩy Chương trình nghị sự về sức khỏe người di cư tại Việt Nam.