-
Chúng tôi là ai
Chúng tôi là aiTổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là Cơ quan Di cư của Liên hợp quốc, tổ chức hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự vì lợi ích của tất cả mọi người. IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987.
Giới thiệu
Giới thiệu
IOM Toàn cầu
IOM Toàn cầu
-
Công việc của chúng tôi
Công việc của chúng tôiLà tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.
Chúng tôi làm gì
Chúng tôi làm gì
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
Những vấn đề xuyên suốt (Toàn cầu)
- Dữ liệu và Tài nguyên
- Hành động
- 2030 Agenda
Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (gọi tắt là TMSV) là một nỗ lực hợp tác giữa các tổ chức quốc tế và các cơ quan chính phủ Việt Nam với mục tiêu giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của các cá nhân và cộng đồng đối với nô lệ thời hiện đại, trong đó bao gồm mua bán người.
Thách thức
Nhiều trường hợp người Việt đang trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người trên toàn cầu, trong đó các ca xảy ra tại Anh Quốc đang ngày một phổ biến. Từ 2009 đến 2019, có 3,336 người Việt Nam được chuyển đến Cơ chế Chuyển tuyến Quốc gia của Vương quốc Anh (NRM), 20% trong số đó được xác định là nạn nhân của nô lệ thời hiện đại. Vào năm 2019, Số lượng người Việt Nam có nguy cơ là nạn nhân của nô lệ thời hiện đại cao thứ 3 tại Vương quốc Anh, với 887 trường hợp được chuyển tuyến.
Nô lệ thời hiện đại?
Nô lệ thời hiện đại là một khái niệm mang tính bao trùm, thường được sử dụng để mô tả nhiều loại hình bóc lột và xâm hại khác nhau, bao gồm lao động cưỡng bức, lệ thuộc do nợ nần, hôn nhân cưỡng bức, các hoạt động tương tự như nô lệ và mua bán người.
- Tmsv làm gì?
-
Thông qua hợp tác nhiều bên, Dự án hướng đến việc thay đổi hành vi, thúc đẩy các cơ hội sinh kế thay thế, tăng cường tiếp cận với hệ thống tư pháp địa phương cũng như các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân. Cách thức tiếp cận này sẽ giúp tối đa hóa những nỗ lực chung trong việc giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và có nguy cơ trở thành nạn nhân của nô lệ thời hiện đại và mua bán người.
Dự án được thực hiện tại 5 tỉnh thành của Việt Nam: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh and Quảng Bình.
- Phương thức hoạt động
- Mục tiêu chính
-
Chấm dứt nạn nô lệ thời hiện đại thông qua thay đổi hành vi, nâng cao tỷ lệ truy tố, hỗ trợ phục hồi và tái hòa nhập cho nạn nhân.
- Hoạt động dự án
-
Trang Facebook của dự án Nghĩ trước Bước sau là trang tương tác để cung cấp các thông tin di cư an toàn cho người có ý định di cư. Thông qua hình ảnh sinh động, video và các nguồn thông tin chính thống, trang đưa đến các thông tin như các nước mà người lao động Việt có thể di cư tới, mức chi phí trung bình, thời hạn của hợp đồng, mức thu nhập trung bình, các kỹ năng cần có, v.v.
- Để biết thêm thông tin về các hoạt động dự án, vui lòng liên hệ:
-
Hội đồng Anh tại Việt Nam
20 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam
ĐT: +84 1800 1299
Email: bchanoi@britishcouncil.org.vn
Website: www.britishcouncil.vnTổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt Nam
Tầng 9, Tòa nhà Mercury - 444 Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam
ĐT: +84 2439 439 920
Website: www.wvi.org/vietnam
Facebook: www.facebook.com/worldvisioninvietnamTổ chức Di cư Quốc tế – Cơ quan Di cư Liên Hợp Quốc
Phái đoàn IOM tại Việt Nam
Tầng 4, tòa nhà Liên Hợp Quốc, 304 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
ĐT: (+84.24) 38 500 100
Email: hanoi@iom.int
Website: https://vietnam.iom.int/
Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội Vụ Vương Quốc Anh